Ô nhiễm không khí từ giao thông có thể dẫn tới nguy cơ sinh con nhẹ cân
Ds Thân Thị Mỹ Linh (lược dịch)
Khoa Dược
Theo Reuters Health, một nghiên cứu mới từ Anh cho thấy ô nhiễm không khí, nhưng không phải ô nhiễm tiếng ồn giao thông, dường như có liên quan đến nguy cơ sinh con nhẹ cân.
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng tình trạng ô nhiễm không khí trong giao thông đường bộ dẫn đến nguy cơ sinh con nhẹ cân. Giao thông đường bộ vừa gây ra tiếng ồn vừa gây ra sự ô nhiễm không khí, nhưng các nghiên cứu về ô nhiễm tiếng ồn cho những kết quả mâu thuẫn nhau.
Tiếng ồn gây những ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, ví dụ: rối loạn giấc ngủ, tăng huyết áp và bệnh tim mạch, vì vậy nó có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của các bà mẹ trong thai kỳ và sức khoẻ của thai nhi.
Nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Rachel Smith và cộng sự tại trường Y tế công cộng thuộc Imperial College, London tiến hành điều tra ảnh hưởng của việc tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm và tiếng ồn giao thông trong suốt thời kỳ mang thai đối với trọng lượng khi sinh của bé. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện thấy nguy cơ sinh non hoặc trọng lượng sơ sinh thấp đối với những bà mẹ phơi nhiễm cao với không khí bị ô nhiễm do giao thông đường bộ trong thời kỳ mang thai nhưng không thấy ảnh hưởng riêng biệt của tiếng ồn giao thông đường bộ đối với trọng lượng sơ sinh.
Báo cáo online ngày 5 tháng 12 trên The BMJ, Smith và các cộng sự đã sử dụng dữ liệu quốc gia của trên 540.000 trẻ sinh sống, đơn thai, đủ tháng ở khu vực Greater London trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2010, nhóm nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến những đứa trẻ sinh ra có trọng lượng sơ sinh thấp (<5,5 pounds) và tuổi thai nhỏ.
Địa chỉ nhà của thai phụ ngay tại thời điểm sinh đã được sử dụng để ước tính mức độ phơi nhiễm trung bình hàng tháng đối với các chất gây ô nhiễm liên quan đến giao thông bao gồm nitơ dioxit, nitơ oxit, PM2.5... Các nhà nghiên cứu cũng ước tính mức ồn giao thông trung bình ngày và đêm.
Sự gia tăng các chất gây ô nhiễm không khí liên quan đến giao thông, đặc biệt là PM2.5, có liên quan đến tỉ lệ trẻ nhẹ cân từ 2% đến 6% và khoảng 1% đến 3% tăng tỷ lệ sinh non ngay cả sau khi đưa chỉ số tiếng ồn giao thông vào phân tích
Các nguy cơ liên quan đến ô nhiễm không khí nên được xem xét theo từng bối cảnh, nghĩa là mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đối với trọng lượng khi sinh của một đứa bé tương đối nhỏ so với sự ảnh hưởng đã ghi nhận được của việc hút thuốc. Tuy nhiên, tần suất tác động có thể là lớn bởi vì ngày càng nhiều phụ nữ phơi nhiễm với không khí bị ô nhiễm hơn là với khói thuốc trong thời kỳ mang thai.
Việc thay đổi lớn về lối sống, đi lại để giảm bớt sự ô nhiễm không khí là bất khả thi đối với đại đa số người dân. Các nhà hoạch định chính sách cần có những hành động để nâng cao chất lượng không khí, giảm tác động của ô nhiễm không khí và nâng cao nhận thức rằng việc phơi nhiễm trong thời kỳ mang thai đối với sự ô nhiễm không khí hạt nhỏ là gây bất lợi cho thai nhi.
Stock, một nhà nghiên cứu của Viện nghiên cứu Y khoa Queen ở Đại học Edinburgh - Anh, nói rằng ô nhiễm không khí từ giao thông cũng được biết đến là gây bất lợi cho sức khoẻ của trẻ em và người lớn. Nghiên cứu này cung cấp thêm bằng chứng cho thấy ô nhiễm không khí từ giao thông cũng có hại cho trẻ sơ sinh và tiếng ồn giao thông dường như không liên quan đến cân nặng khi sinh ở trẻ sơ sinh.
Tài liệu tham khảo
https://www.medscape.com/viewarticle/890401
Trẻ em không phải người lớn thu nhỏ. Các yếu tố dược động học ở trẻ sơ sinh thay đổi liên tục do sự phát triển nhanh về sinh lý. Tiêm tĩnh mạch thường được sử dụng trong điều trị cho trẻ sơ sinh, đặc biệt khi trẻ đang điều trị tại đơn vị chăm sóc tích cực. Khi tiêm tĩnh mạch, hiệu quả gần như tức thời. Hầu hết các loại thuốc tiêm tĩnh mạch cho trẻ sơ sinh có những yêu cầu riêng về độ pha loãng và/hoặc tốc độ truyền.
Trong giai đoạn năm 2018-2021, Mạng lưới An toàn Chăm sóc Sức khỏe Quốc gia (NHSN) đã báo cáo rằng 0,4% (n = 1.951) các ca nhiễm trùng mắc phải tại bệnh viện (HAI) ở Hoa Kỳ nguyên nhân do Acinetobacter spp. gây ra. Trong số này có 28-45% không nhạy cảm với kháng sinh carbapenem (tức là trung gian hoặc đề kháng).
Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng (RCT), BLING III cung cấp bằng chứng việc sử dụng truyền liên tục (CI) so với truyền ngắt quãng piperacillin/tazobactam và meropenem trên bệnh nhân nặng bị nhiễm trùng huyết. Điều này được củng cố bởi một đánh giá tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp (SRMA) của 18 RCT về CI hoặc truyền kéo dài (EI) (thời gian từ 3–4 giờ) các kháng sinh beta-lactam. Thách thức hiện nay là chuyển đổi CI như một tiêu chuẩn chăm sóc cho bệnh nhân nặng bị nhiễm trùng huyết. Các cân nhắc chính bao gồm các vấn đề sau:
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Alabama tại Birmingham, đã tiến hành phân tích dữ liệu thứ cấp trên đối tượng phụ nữ tăng huyết áp mạn tính trong thai kỳ, so sánh với phương pháp điều trị chính. Tăng huyết áp mạn tính nhẹ trong nghiên cứu được định nghĩa là huyết áp 140-159/90-104 mmHg trước 20 tuần của thai kỳ.
Nhiễm trùng huyết – sepsis - vẫn là một trong những nguyên nhân gây tử vong lớn nhất trên thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính 11 triệu người tử vong mỗi năm do tình trạng này. Các yếu tố chính của việc quản lý sepsis là chẩn đoán sớm, liệu pháp kháng sinh kinh nghiệm sớm và phù hợp, với biện pháp kiểm soát nguồn gây bệnh thích hợp và bảo tồn chức năng các cơ quan.
Sự ra đời của vắc-xin giúp chúng ta chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tổ chức y tế thế giới ước tính chương trình tiêm chủng hiện nay giúp ngăn ngừa 3,5-5 triệu ca tử vong mỗi năm do các bệnh như bạch hầu, uốn ván, ho gà, cúm và sởi [2].