Rối loạn nội tiết tố - Các món canh dưỡng sinh
I. PHÂN TÍCH BỆNH LÝ
Hệ nội tiết là cơ quan chủ yếu tiết ra các loại hormone, cùng với hệ thần kinh điều tiết sự trao đổi chất của cơ thể. Bình thường hormone được giữ ở mức cân bằng, nếu cân bằng này bị phá vỡ sẽ gây ra rối loạn nội tiết đưa đến nhiều chứng bệnh.
Theo Đông y, rối loạn nội tiết tùy thuộc vào thể chất và tình trạng sức khỏe của mỗi người, phải phân biệt người bệnh là loại hàn, phong, thử, ôn, sau đó phối hợp với thực, hư âm, dương, khí, huyết…nên dùng liệu pháp ăn uống là chủ yếu, thuốc chỉ là phụ, áp dụng cho người bệnh nhẹ.
II. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG VÀ MỐI NGUY HẠI
Chứng rối loạn nội tiết thường xuất hiện ở phụ nữ, gây ra nhiều loại bệnh như tàn nhang, lão hóa da, béo phì, sưng vú, u xơ, u nang, rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, …nghiêm trọng là có thể dẫn đến vô sinh.
Mách nhỏ: Ngoài việc ăn uống nên tăng cường vận động, khi cần mới uống thuốc. Tập thói quen sống điều độ: ăn nhiều rau quả tươi, đủ chất đạm, thường xuyên tập luyện thể dục để tăng cường thể chất, không thức khuya, ngủ đủ giấc, không uống nhiều bia rượu.
Bài tập giảm chứng đau bụng kinh:
- Nằm ngửa gập gối, từ từ hít sâu 1 hơi và phình bụng, thở ra hóp bụng lại (làm 5 lần).
- Quỳ gối trên gót chân, chán trạm nhẹ đất, tư thế này giúp thả lỏng tử cung.
- Hai lòng bàn tay xoa nóng áp vào bụng dưới, từ từ xoa theo chiều kim đồng hồ trong 1 phút.
- Hai bàn tay đặt lên 2 bắp chân, xoa về hướng bụng dưới.
- Hai bàn tay chạm hông vuốt mạnh từ trên xuống dưới.
- Người bị đau bụng dữ dội có triệu chứng toát mồ hôi lạnh, mặt tái xanh, chân tay lạnh, nên đề phòng bị ngất xỉu, có thể cấp cứu bằng cách chườm nóng.
III. GIỚI THIỆU MÓN CANH DƯỠNG SINH
1. Canh khoai sọ, rong biển nấu cá viên
Nguyên liệu: Khoai sọ 1 củ, cá viên 5 viên, rong biển khô và rau ngò một ít. Gia vị: muối, đường, tiêu…
Cách làm: Khoai gọt vỏ rửa sạch cắt miếng; rong biển ngâm nước rửa sạch, cắt sợi; cá viên cắt đôi. Nước sôi cho khoai sọ vào nấu chín sau đó thêm rong biển và cá viên, nêm gia vị vừa ăn, nấu thêm 10 phút, rắc ngò.
Công dụng: Rong biển chứa hàm lượng iode phong phú, có thể kích thích tuyến yên làm giảm mức hormone nữ, khôi phục chức năng buồng trứng, điều chỉnh sự rối loạn nội tiết, loại bỏ nguy cơ tiềm ẩn của chứng tăng sinh tuyến vú.
2. Canh Bách hợp nấu nhãn với thịt bò
Nguyên liệu: Bách hợp tươi 2 búp, 10 quả nhãn, 300g thịt bò, gừng. Gia vị: muối, bột ngọt.
Cách làm: Bách hợp rửa sạch, nhãn bỏ vỏ bỏ hạt, thịt rửa sạch cắt miếng, trụng nước sôi, gừng cắt sợi. Dùng nồi đất nấu nước sôi rồi bỏ các nguyên liệu vào nấu với lửa vừa trong 2 giờ, nêm gia vị.
Công dụng: Nhãn có thể ức chế u xơ tử cung, thường xuyên ăn canh này sẽ cải thiện chứng rối loạn nội tiết, xóa vết tàn nhang, làm đẹp da.
3. Canh bí đỏ nấu sườn
Nguyên liệu: Đậu phộng 80g, sườn heo 300g, bí đỏ 200g, 1 quả cà chua, gia vị (muối)
Cách làm: Nguyên liệu rửa sạch, cắt miếng, sườn trụng nước sôi, đậu ngâm nước 2 giờ. Nước sôi cho sườn, đậu phộng vào nấu sôi lại vặn lửa nhỏ nấu 40 phút, cho bí đỏ, cà chua, nêm gia vị.
Công dụng: Bí đỏ giàu vitamin A, món canh này thích hợp cho người trung niên có dáng mập, khử hỏa, dưỡng da, điều hòa khí huyết.
4.Canh táo xanh nấu nha đam
Nguyên liệu: Táo xanh 2 quả, táo đỏ 20 quả, ngân nhĩ ngâm 2 tai, 1 miếng nha đam, gừng, đường phèn.
Cách làm: Táo xanh gọt vỏ bỏ hạt cắt hạt lựu, táo đỏ ngâm nước nóng, ngân nhĩ và nha đam bỏ vỏ cắt hạt lựu; gừng cắt sợi. Tất cả nguyên liệu cho vào tô lớn chưng cách thủy với đường phèn.
Công dụng: Thanh nhiệt dưỡng da, nhuận trường thông tiện, bổ huyết khí là món ăn có tác dụng làm đẹp tuyệt vời cho phụ nữ.
5. Canh bo bo nấu thương truật, thịt nạc heo:
Nguyên liệu: Thịt nạc 250g, bí đao 1,5kg, bobo 60g, thương truật 10g.
Cách làm: Bí đao rửa sạch để vỏ bọ hạt cắt nhỏ. Bobo, thương truật ngâm nước nửa ngày. Thịt trụng nước sôi cắt nhỏ. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi sành nấu sôi rồi cho lửa nhỏ nấu trong 2 giờ, nêm muối, bột ngọt vừa ăn.
Công dụng: Chứng đới hạ (huyết trắng) của phụ nữ thường liên quan đến thấp, khi tỳ hư thấp thịnh, đới hạ có màu trắng xanh và lỏng, không hôi. Khi bị chứng thấp nhiệt thịnh đới hạ màu vàng đục có mùi tanh. Món canh này có tác dụng kiện tỳ lợi tiểu, chữa chứng huyết trắng (thêm 30g kim châm vào để khử mùi hôi của đới hạ).
6. Canh hạt sen nấu thịt nạc
Nguyên liệu: Hạt sen 50g, bách hợp tươi 30g, thịt nạc heo 250g, gừng, hành, gia vị (rượu vàng, muối, bột ngọt)
Cách làm: Hạt sen bỏ tim rửa sạch, bách hợp rửa sạch tách cánh, thịt rửa sạch cắt miếng. Cho hạt sen gừng, thịt vào nồi sành, thêm nước và rượu vàng nấu sôi rổi cho nhỏ lửa nấu thêm 40 phút. Cho bách hợp vào nấu chín, nêm gia vị, hành.
Công dụng: Hạt sen có thể điều tỳ bổ thận. Bách hợp giúp nhuận phế ninh tâm, trị hư nhược, điều tiết chức năng thần kinh, phòng trị bệnh đới hạ, bảo vệ sức khỏe.
7. Canh đậu nành nấu cải trắng
Nguyên liệu: Cải trắng 200g, đậu nành và thịt nạc mỗi thứ 50g, bạch quả 30g, nấm đông cô 100g, gừng, muối.
Cách làm: Đậu nành, cải trắng rửa sạch, bạch quả bỏ vỏ trụng nước sôi, nấm đông cô ngâm nước rủa sạch, thịt rửa sạch cắt miếng. Nấu nước sôi cho đậu nành nấu sôi lại thêm các nguyên liệu khác vào nấu lửa nhỏ thêm 1 giờ, nêm muối vừa ăn.
Công dụng: Phytoestrogen trong đậu nành giống như phytoestrogen mà cơ thể tạo ra về mặt cấu trúc. Vì thế đây là món canh tốt cho việc bổ xung nội tiết tố, hỗ trợ điều trị tiền mãn kinh.
8. Canh thịt heo nấu dưa leo
Nguyên liêu: Thịt heo 150g, dưa leo nửa quả, nấm rơm 100g, gừng 1 miếng, hành. Gia vị: rượu vàng, muối, tiêu sọ xay.
Cách làm: Dưa leo bỏ hạt cắt miếng, dùng dầu salad xào gừng, nấm rơm, cho rượu vàng và nước vào nấu sôi khoảng 15 phút vớt bọt, cho các nguyên liệu còn lại vào nấu chín, thêm hành, nêm vừa ăn.
Công dụng: Món canh này thúc đẩy sự trao đổi chất, hỗ trợ thải độc tố ra ngoài. Hàm lượng vitamine C trong dưa leo cao gấp 5 lần dưa hấu nên canh này có thể giúp da dẻ trắng trẻo và giữ được tính đàn hồi đồng thời ức chế sự hình thành hắc tố đen, giúp tiêu viêm, ức chế đường chuyển hóa thành mỡ chống béo phì.
9. Những bài thuốc điều hòa nội tiết tố cho phụ nữ
9.1. Ngải cứu: Theo y học cổ tryền, ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm có tác dụng điều hòa khí huyết, kinh nguyệt không đều, trừ hàn thấp, ôn kinh, an thai, cầm máu do băng huyết, chứng bạch đới ở phụ nữ do tử cung lạnh, đi lỵ, thổ huyết, chảy máu cam, đau dây thần kinh và ghẻ lở.
Có thể dùng tươi hay phơi khô sắc uống hoặc tán bột. Phối hợp với ích mẫu, cỏ cú dùng điều hòa kinh nguyệt. Phối hợp ngải cứu với tía tô sắc hoặc giã uống chữa động thai.
9.2. Bài thuốc chữa chứng khó có thai: Đông y gọi tình trạng khó mang thai là “ chủng tử môn” bao gồm các trường hợp không thụ thai được hoặc đã thụ thai mà không có khả năng giữ noãn bào trong tử cung để phát triển.
Do hư hàn:
Triệu chứng: Bụng dưới lạnh ngắt, hay bị những cơn đau bụng dữ dội, kinh nguyệt sụt ngày, kinh nhợt mà lượng ít. Có thể kèm triệu chứng thận hư (đau lưng, mỏi gối, ù tai, tiểu tiện nhiều, lãnh đạm tình dục, chất lưỡi nhợt) hay chân dương không sung túc(lưng đau như gãy, sắc mặt vàng xám, chân tay lạnh bủn rủn, nhức mỏi, miệng nhạt thích ăn đồ cay ấm, kinh nguyệt chậm kỳ kèm theo khí hư bạch đới, tiểu tiện không tự chủ, rêu lưỡi trắng, nhợt.
Nguyên nhân: Trong khi đang hành kinh không giữ gìn cẩn thận, ăn nhiều đồ sống lạnh, bị gió xâm nhập vào đường kinh huyết, kết đọng ở bào cung. Ngồi lâu nơi ẩm ướt làm thần khí bị tổn thương hoặc do dâm dục quá độ.
Bài thuốc: Ngải cứu, Đương quy, Sinh địa hoàng, mỗi vị 16g; Bạch thược, Hoàng kỳ, xuyên khung, Tục đoạn, mỗi vị 12g; Hương phụ 20g; Ngô thù du 8g; Quan quế 4g; Tất cả các vị trên cho vào 2400 ml nước sắc bỏ bã lấy 200ml, uống 1 thang chia đều 3 lần trong ngày.
Nếu chân dương không đầy đủ: Bạch truật, Dự thự, Khiếm thực, Đỗ trọng, Thỏ ty tử mỗi vị 16g; Nhân sâm, Nhục quế, Bổ cốt chỉ mỗi vị 10g; Ba kích 20g, Hắc phụ tử 12g, Các vị trên cho vào 2400 ml nước sắc lấy 200 ml nước, ngày uống 1 thang chia 3 lần.
Do huyết hư:
Triệu chứng: Da mặt vàng sạm, tinh thần uể oải, đầu choáng mắt mờ, người gầy yếu, kinh nguyệt ít có màu nhợt, không đúng kỳ. Chất lưỡi nhợt, bệu, rêu lưỡi mỏng.
Nguyên nhân: Thân thể vốn âm huyết hư kém, không tiếp giữ được thận tinh để phát dục sinh noãn.
Bài thuốc: Đại thục địa 40g, Đương quy, Bạch thược, Sơn thù nhục mỗi vị 20g. Các vị trên cho vào 2000 ml nước sắc còn 200 ml, bỏ bã, uống 1 thang chia 3 lần trong ngày.
Do đàm thấp:
Triệu chứng: Người béo bệu, buồn nôn, choáng đầu, hay hồi hộp đánh trống ngực, ra nhiều khí hư trắng đặc dính, kinh nguyệt không đều, lượng kinh nhiều.
Nguyên nhân: Chế độ ăn uống nhiều rượu, thịt sinh ra đờm thấp, tắc đọng ở bào cung mà khó thụ thai.
Bài thuốc: Bán hạ chế 20g, Hương phụ 20g, Trần bì, Thần khúc, Phục linh mỗi thứ 12g, Xuyên khung 16g. Các vị trên cho vào 2000 ml nước sắc lấy 200 ml uống 1 thang chia 3 lần trong ngày.
Do can uất:
Triệu chứng: Tinh thần căng thẳng hay cáu giận, uất ức không vui; đầy tức hai mạng sườn hoặc chướng bụng mê sảng; kinh nguyệt không đều, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng.
Nguyên nhân: Tâm tình uẩn khúc, can khí uất kết, sơ tiết không bình thường làm cho khí huyết không điều hòa gây khó có thai.
Bài thuốc: Đương quy, Bạch truật, Hương phụ mỗi vị 20g, Mẫu đơn bì, Thiên hoa phấn, Phục linh mỗi vị 12g,Bạch thược 40g. Các vị thuốc cho vào 2400 ml nước sắc còn 200 ml, ngày uống 1 thang chia 3 lần.
Do huyết nhiệt:
Triệu chứng: Mặt đỏ, môi khô hồng, nhức đầu trước khi hành kinh, hoa mắt chóng mặt, họng khô miệng đắng, ngũ tâm phiền nhiệt, kinh nguyệt trước kỳ, chất kinh đỏ, nhiều.
Nguyên nhân: Do chế độ ăn quá nhiều chất cay nóng hoặc huyết hư hỏa thịnh thiêu đốt chân âm làm âm huyết hư tổn. Nhiệt ẩn náu ở mạch xung, mạch nhâm làm cho mối liên quan: xung, nhâm, đốc, đới mất bình thường, khó có thai.
Bài thuốc: Bạch truật 16g, Mẫu đơn bì 12g, Mạch môn 12g, Thạch hộc 10g, Ngũ vị tử 4g, Sa sâm, huyền sâm mỗi vị 20g. Tất cả cho vào 2400 ml nước sắc còn 200 ml, uống ngày 1 thang chia 3 lần.
9.3. Bài thuốc chữa chứng huyết ứ, đau bụng trước khi thấy kinh:
Nghệ đen 15g, Ích mẫu 15g, sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
9.4. Chữa chứng băng huyết khi hành kinh:
Lấy sâu dâu 30g sấy khô cho gần cháy đen (đốt tồn tính) tán bột. Uống với 100ml rượu hâm nóng, mỗi lần 4 – 6 g, ngày uống 2 – 3 lần.
Ghi chú: Sâu dâu (nhộng dâu) là ấu trùng của một số loại sén tóc sống trong thân cây dâu. Con to có thể bằng ngón tay, dài 3 – 5 cm, toàn thân mềm, màu trắng sữa. Thường tìm thấy ở thân cây dâu già, có lỗ to, đùn phân ra ngoài (chỉ dùng những con to), dùng ngay, phơi hay sấy khô.
Ds. Huỳnh Kim Hằng
Khoa Dược - BV Từ Dũ
Tài liệu tham khảo
- 1000 món canh dưỡng sinh trị bệnh – NXB Mỹ Thuật – 2010
- 500 bài thuốc Đông y gia truyền trị bách bệnh – NXB Từ điển Bách khoa – 2010
- Cây thuốc – Vị thuốc – Bài thuốc , Nhà XB Hà Nội
- Cây thuốc và vị thuốc của GS. TS. ĐỖ TẤT LỢI, NXB Lao Động, 5/2011
Tư liệu ảnh: news.gradinhnho.com; giadinhtoi.vn; my.opera.com; tlnet.com.vn; thugian.com.vn
Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng (RCT), BLING III cung cấp bằng chứng việc sử dụng truyền liên tục (CI) so với truyền ngắt quãng piperacillin/tazobactam và meropenem trên bệnh nhân nặng bị nhiễm trùng huyết. Điều này được củng cố bởi một đánh giá tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp (SRMA) của 18 RCT về CI hoặc truyền kéo dài (EI) (thời gian từ 3–4 giờ) các kháng sinh beta-lactam. Thách thức hiện nay là chuyển đổi CI như một tiêu chuẩn chăm sóc cho bệnh nhân nặng bị nhiễm trùng huyết. Các cân nhắc chính bao gồm các vấn đề sau:
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Alabama tại Birmingham, đã tiến hành phân tích dữ liệu thứ cấp trên đối tượng phụ nữ tăng huyết áp mạn tính trong thai kỳ, so sánh với phương pháp điều trị chính. Tăng huyết áp mạn tính nhẹ trong nghiên cứu được định nghĩa là huyết áp 140-159/90-104 mmHg trước 20 tuần của thai kỳ.
Nhiễm trùng huyết – sepsis - vẫn là một trong những nguyên nhân gây tử vong lớn nhất trên thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính 11 triệu người tử vong mỗi năm do tình trạng này. Các yếu tố chính của việc quản lý sepsis là chẩn đoán sớm, liệu pháp kháng sinh kinh nghiệm sớm và phù hợp, với biện pháp kiểm soát nguồn gây bệnh thích hợp và bảo tồn chức năng các cơ quan.
Sự ra đời của vắc-xin giúp chúng ta chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tổ chức y tế thế giới ước tính chương trình tiêm chủng hiện nay giúp ngăn ngừa 3,5-5 triệu ca tử vong mỗi năm do các bệnh như bạch hầu, uốn ván, ho gà, cúm và sởi [2].
Phòng ngừa suy nhược, mệt mỏi, đau nhức:
Hoạt động mỗi ngày đi bộ ngắn, tập các bài tập nhẹ nhàng. Giữ tinh thần ổn định
Chế độ ăn hợp lý trao đổi thêm với bác sĩ về dinh dưỡng bổ sung (thực phẩm giàu protein như thịt, cá, phô mai, sữa chua...). Uống nhiều nước, trừ khi có hướng dẫn khác.
Chườm khăn lạnh nếu có nhức mỏi, đau cơ.