Sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn sau phẫu thuật
Ds. Đặng Thị Thuận Thảo
Khoa Dược – BV Từ Dũ
I. Tổng quan:
Khi không sử dụng kháng sinh dự phòng hoặc sử dụng kháng sinh dự phòng thất bại thì nhiễm khuẩn sau phẫu thuật cần được chẩn đoán sớm để bắt đầu điều trị. Tiêu chuẩn chung thường được quan tâm đó là đánh giá nhiệt độ và WBC của bệnh nhân. Tuy nhiên, hai tiêu chuẩn này chỉ là những đánh giá cơ bản và ít khi tác động trên một tình trạng sốt độc lập.
Đau sau phẫu thuật là dấu hiệu được mong đợi, nhưng dấu hiệu này không chỉ thể hiện một tình trạng nhiễm khuẩn. Triệu chứng sốt trong khoảng nhiệt độ từ 35.5oC đến 40oC thường xuất hiện sớm sau phẫu thuật. Sau phẫu thuật rộng vùng chậu như cắt tử cung sẽ có quá trình tự chữa viêm và sự xâm nhập của vi khuẩn vào vết mổ vùng âm đạo. Tuy nhiên, quá trình này ít khi gây ra sốt hoặc xuất hiện triệu chứng lâm sàng để có thể sử dụng kháng sinh.
Trong những trường hợp viêm vết mổ vùng âm đạo thường xuất hiện những vết đỏ và phù, có thể rỉ ít mủ, máu và bệnh nhân có thể cảm thấy đau nhẹ hoặc trung bình khi chạm vào. Tuy nhiên, những dấu hiệu và triệu chứng này gia tăng mỗi ngày và nên được điều trị trong khoảng từ 2 đến 5 ngày.
Nếu quá trình viêm diễn tiến lên vùng chậu thì sự đáp ứng của cơ thể với quá trình viêm sẽ rất rõ ràng bằng dấu hiệu sốt ít nhất 38oC và có sự tăng WBC. Khi thăm khám bụng, bệnh nhân cảm thấy đau và khi kiểm tra vùng chậu sẽ có dấu hiệu viêm tấy, mềm và có sự thay đổi điểm apec do có hematoma hoặc apxe. Trong những trường hợp này, bắt buộc phải dẫn lưu. Việc chỉ định siêu âm và chụp CT là cần thiết trong những trường hợp apxe thoát vị vùng chậu hoặc nghi ngờ có nhiều chỗ apxe hoặc dẫn lưu thất bại và phải điều trị.
Mặc dù dấu hiệu sốt trên 38oC là dấu hiệu nhạy và đáng tin cậy của tình trạng nhiễm trùng, tuy nhiên nếu không có sốt thì cũng không thể loại trừ có tình trạng nhiễm khuẩn.
Thuốc hạ sốt thường được sử dụng nên làm mất dấu hiệu của sốt. Thường meperidine và morphine được sử dụng trong vòng 24 đến 48 giờ cho đến khi xác định có hoặc không có dấu hiệu sốt.
Dấu hiệu sốt dưới 38oC không cần phải điều trị ngay, nhưng cần phải kiểm tra (ví dụ có thể ngưng thuốc hạ sốt, thực hiện các xét nghiệm, thăm khám như đánh giá tình trạng phổi, đường tiểu, vết thương, phản ứng bụng, kiểm tra vùng chậu, dịch tiết âm đạo).
Theo thống kê, dấu hiệu nhiệt độ trên 38oC đều thể hiện tình trạng nhiễm khuẩn.
Tình trạng xẹp phổi, nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm khuẩn vết thương ít khi là nguyên nhân gây sốt trên 38oC trong vòng 48 giờ đầu.
Viêm phổi, viêm bể thận và thủng ruột thường gây tăng nhiệt độ rất sớm và nhanh nên cần phải được xem xét sớm.
Những bệnh nhân có tình trạng sốt dưới 38oC và có xuất hiện những nốt đỏ thì điều đó dự báo cho nhân viên y tế về tình trạng nhiễm khuẩn vùng chậu gây viêm tắc tĩnh mạch. Thử độ nhạy của vi khuẩn rất khó để biết được nhưng cũng sẽ giúp ích rất nhiều trong trường hợp những triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân trở nên xấu hơn nhanh chóng. Nên xét nghiệm máu và nước tiểu trong những trường hợp bệnh nhân sốt trên 38.5oC. Nếu như vết mổ đã đóng mài thì nên sử dụng betadine để sát trùng vết thương.
II. Lựa chọn kháng sinh điều trị:
Khi nhiễm trùng vùng chậu được chẩn đoán, thì nên sử dụng kháng sinh. Việc chỉ định kháng sinh ban đầu thường theo kinh nghiệm và bao trùm nhiều loại vi khuẩn do những nhiễm khuẩn vùng chậu có tác nhân do nhiều loại vi khuẩn gây ra.
Tuy nhiên một vài yếu tố có thể giúp lựa chọn kháng sinh điều trị thích hợp. Sử dụng kháng sinh dự phòng là kháng sinh nhóm cephalosporin thường giúp cho nhân viên y tế hướng đến nguyên nhân gây bệnh là enterococci.
Những kháng sinh thuộc nhóm penicillin có phổ kháng khuẩn rộng như piperacillin-tazobactam và ampicillin-sulbactam nên được cân nhắc khi chỉ định
Những kháng sinh truyền thống thuộc tiêu chuẩn vàng như clindamycin và gentamicin không đưa ra những bằng chứng có hiệu quả hơn hoặc kém hiệu quả hơn trong những cuộc thử nghiệm so sánh.
Carbapenem, imipenem, meropenem đã được nghiên cứu trong điều trị nhiễm khuẩn vùng chậu và cho những kết quả tốt.
Ertapenem sử dụng liều tiêm tĩnh mạch một lần một ngày như carbapenem đã được chấp nhận trong điều trị nhiễm khuẩn vùng chậu. Tuy nhiên việc sử dụng vẫn còn hạn chế vì giá thành cao.
Cefoxitin tác dụng tốt trên vi khuẩn kỵ khí và vi khuẩn gram + hiếu khí, nhưng kém trên chủng vi khuẩn enterobacter, và vi khuẩn Pseudomonas.
Ceftriaxon tác dụng kém trên vi khuẩn kỵ khí và ít được lựa chọn trong những trường hợp nhiễm khuẩn vùng chậu, nhất là ở vùng mô mềm do nhiễm khuẩn vùng này thường do nhiều loại vi khuẩn gây ra.
Việc sử dụng thường xuyên một số kháng sinh trên những chủng vi khuẩn kể trên làm tăng tỷ lệ đề kháng đối với những kháng sinh mới phổ rộng như piperacillin-tazobactam hoặc imipenem.
Thông thường, việc sử dụng liệu pháp điều trị bằng kháng sinh trong phụ khoa thường chỉ định trong thời gian ngắn và không cần sử dụng thêm kháng sinh đường uống sau khi xuất viện
Khi điều trị bằng kháng sinh, bệnh nhân được theo dõi WBC, CRP để xem xét sự cải thiện tình trạng lâm sàng.
Điều quan trọng là phải chắc chắn bệnh nhân không sốt trong thời gian ít nhất là 24 đến 48 giờ. Hầu hết các kháng sinh đều làm giảm tình trạng sốt thường xuất hiện trong vòng 48 giờ đầu. Nếu bệnh nhân không hết cơn sốt trong khoảng thời gian này, thì liệu pháp đang sử dụng được xem xét lý do thất bại. Có rất ít nguyên nhân tiếp tục duy trì sử dụng kháng sinh khi bệnh nhân vẫn sốt trong vòng 2 đến 3 ngày. Nguyên nhân của việc điều trị thất bại rất đa dạng bao gồm kháng sinh không bao trùm hết các chủng vi khuẩn, apxe, viêm tắc tĩnh mạch vùng chậu do nhiễm khuẩn, sự tiến triển của một nhiễm khuẩn ở một vị trí khác.
Hầu hết bệnh nhân đều không được thử độ nhạy của vi khuẩn ở vết mổ nên việc điều trị bằng kháng sinh chủ yếu theo kinh nghiệm do vậy có thể xảy ra trường hợp sử dụng kháng sinh không đủ mạnh để điều trị.
Mặc dù chưa có một hướng dẫn cụ thể nhưng những bệnh nhân đang điều trị kháng sinh clindamycin, gentamicin nên được chỉ định thêm ampicillin để điều trị enterococci.
Những bệnh nhân được chỉ định cefoxitin hoặc kháng sinh khác thuộc nhóm cephalosporin nên chuyển sang những kháng sinh có phổ kháng khuẩn trên enterococci và kháng vi khuẩn gram – như piperacillin-tazobactam (Tazocin).
Imipenem và meropenem có tác dụng tương tự nhưng hai thuốc này tác dụng khá yếu trên vùng nhiễm khuẩn chủng enterococci.
Những bệnh nhân được chỉ định ticarcillin-acid clavulanic thường được chuyển sang piperacillin-tazobactam hoặc ampicillin-sulbactam để điều trị enterococci.
Ampicillin-sulbactam tác dụng kém trên vi khuẩn gram -, trong khi đó kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosid hoặc aztreonam có tác dụng tốt trên chủng vi khuẩn này.
Nếu như hầu hết các thuốc như piperacillin-tazobactam khi sử dụng theo kinh nghiệm không hiệu quả thì nên cân nhắc nguyên nhân gây sốt và chỉ định kháng sinh phù hợp. Piperacillin-tazobactam đề kháng với nhóm vi khuẩn gram -, do vậy nên sử dụng kháng sinh nhóm aminoglycosid trên nhóm vi khuẩn này.
Mặc dù, những cách điều trị đã được đề cập, ofloxaxin (có thể thay thế bằng levofloxacin) không tiêu diệt lactobacilli ở âm đạo và ít có ảnh hưởng lên sự tiến triển của hệ quần thể vi khuẩn ở âm đạo cũng như sự nhiễm nấm trở lại.
Khi liệu pháp điều trị theo kinh nghiệm thất bại, thì nên nghĩ tới việc dẫn lưu apxe thất bại hay đang có một vị trí nhiễm khuẩn khác. Nếu nghi ngờ hematoma, nhiễm khuẩn hoặc bằng chứng XQ về apxe thì cần phải được dẫn lưu ngay lập tức. Dẫn lưu dưới qua thông qua siêu âm hoặc CT đưa nhiều kết quả tốt. Tuy nhiên, trên những bệnh nhân nhiễm khuẩn và không ổn định, nếu nghi ngờ apxe thì việc cần thiết là thăm khám kỹ.
Nếu bệnh nhân có dấu hiệu phục hồi sau nhiểm khuẩn vùng chậu nhưng có triệu chứng sốt trở lại trong vòng 3 đến 4 ngày sau khi phẫu thuật thì nên xem xét lại vết thương ở bụng và có thể mổ lại nếu nghi ngờ có apxe. Những vị trí khác cũng nên xem xét kỹ có mối liên quan đến tình trạng sốt hiện tại hoặc dai dẳng, ví dụ vị trí tiêm tĩnh mạch, các nhiễm trùng từ phổi hoặc đường tiểu cũng nên được đánh giá và nên được điều trị nếu phát hiện đúng. Tuy nhiên, chứng xẹp phổi và viêm bàng quang không phải là nguyên nhân gây sốt dai dẳng và nên tiếp tục xem xét các nguyên nhân chính gây ra sốt.
III. Kết luận:
Một kỹ thuật mổ đúng và sử dụng kháng sinh dự phòng thích hợp có thể làm giảm khả năng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật, nhưng nhiều trường hợp vẫn xảy ra. Điều quan trọng đó chính là điều trị thành công, tuy nhiên điều quan trọng không phải là sự lựa chọn chỉ định kháng sinh mà là chẩn đoán sớm và điều trị bằng kháng sinh thích hợp. Việc chẩn đoán chậm là do không nhận ra hoặc không chú ý đến những dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm khuẩn như sốt sẽ khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn. Nên dựa vào tiền sử bệnh nhân và việc thăm khám lâm sàng để chẩn đoán chính xác khi có sốt và nghi ngờ bị nhiễm khuẩn.
Tài liệu tham khảo:
- Gilles R. G. Monif,David A. Baker, Infectious Diseases in Obstetrics and Gynecology, p 448-450
- Trường đại học Y Dược TPHCM, Sách sản phụ khoa, tr 655
Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng (RCT), BLING III cung cấp bằng chứng việc sử dụng truyền liên tục (CI) so với truyền ngắt quãng piperacillin/tazobactam và meropenem trên bệnh nhân nặng bị nhiễm trùng huyết. Điều này được củng cố bởi một đánh giá tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp (SRMA) của 18 RCT về CI hoặc truyền kéo dài (EI) (thời gian từ 3–4 giờ) các kháng sinh beta-lactam. Thách thức hiện nay là chuyển đổi CI như một tiêu chuẩn chăm sóc cho bệnh nhân nặng bị nhiễm trùng huyết. Các cân nhắc chính bao gồm các vấn đề sau:
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Alabama tại Birmingham, đã tiến hành phân tích dữ liệu thứ cấp trên đối tượng phụ nữ tăng huyết áp mạn tính trong thai kỳ, so sánh với phương pháp điều trị chính. Tăng huyết áp mạn tính nhẹ trong nghiên cứu được định nghĩa là huyết áp 140-159/90-104 mmHg trước 20 tuần của thai kỳ.
Nhiễm trùng huyết – sepsis - vẫn là một trong những nguyên nhân gây tử vong lớn nhất trên thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính 11 triệu người tử vong mỗi năm do tình trạng này. Các yếu tố chính của việc quản lý sepsis là chẩn đoán sớm, liệu pháp kháng sinh kinh nghiệm sớm và phù hợp, với biện pháp kiểm soát nguồn gây bệnh thích hợp và bảo tồn chức năng các cơ quan.
Sự ra đời của vắc-xin giúp chúng ta chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tổ chức y tế thế giới ước tính chương trình tiêm chủng hiện nay giúp ngăn ngừa 3,5-5 triệu ca tử vong mỗi năm do các bệnh như bạch hầu, uốn ván, ho gà, cúm và sởi [2].
Phòng ngừa suy nhược, mệt mỏi, đau nhức:
Hoạt động mỗi ngày đi bộ ngắn, tập các bài tập nhẹ nhàng. Giữ tinh thần ổn định
Chế độ ăn hợp lý trao đổi thêm với bác sĩ về dinh dưỡng bổ sung (thực phẩm giàu protein như thịt, cá, phô mai, sữa chua...). Uống nhiều nước, trừ khi có hướng dẫn khác.
Chườm khăn lạnh nếu có nhức mỏi, đau cơ.