Sử dụng kháng sinh trong sản khoa
DS. Đặng Thị Thuận Thảo
Khoa Dược – BV Từ Dũ
I. Nhiễm trùng tiểu và viêm bế thận trong thai kỳ:
Nhiễm trùng tiểu:
- Cefadroxil PO (Mekocefal 500mg) 1 viên x 3lần/ngày x 7 ngày
Viêm bể thận:
- Cefuroxime IV (Zinacef 750mg) 2 lọ x 3lần trong 48 giờ
- Sau đó nếu tình trạng cải thiện thì chuyển sang Cefadroxil PO (Mekocefal 500mg) 1 viên x 3lần/ngàyx 5 ngày
Nếu bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng hoặc hạ huyết áp hoặc không đáp ứng với liều ban đầu hoặc nếu không có cải thiện lâm sàng sau 24 giờ:
- Bổ sung thêm Gentamicin IV 80mg
Theo dõi lượng nước tiểu và kháng sinh đồ để điều chỉnh liều kháng sinh
II. Viêm nội mạc tử cung:
Nếu viêm nội mạc tử cung nhẹ, không có dấu hiệu nhiễm khuẩn:
- Co-amoxiclav PO (Claminat 625mg) 1viên x 3 lần/ngày
Nếu không cải thiện, có dấu hiệu của nhiễm khuẩn hoặc bệnh nhân không thể uống được:
- Co-amoxiclav IV (Augmentine 1.2g) 1 lọ x 3 lần/ngày
- Hoặc Cefuroxime IV (Zinacef 750mg) 2 lọ x 3 lần/ngày + Metronidazole IV 500mg 1 chai x 3 lần/ngày
Nếu triệu chứng lâm sàng cải thiện trong vòng 48 giờ, chuyển sang kháng sinh uống:
- Co-amoxiclav PO (Claminat 625mg) 1 viên x 3 lần/ngày + amoxicillin PO 250mg 1 viên x 3 lần/ngày trong 5 ngày
Trường hợp dị ứng penicillin nhẹ (chỉ nổi mẩn):
- Cefadroxil PO (Mekocefal 500mg) 1 viên x 3 lần/ngày + Metronidazole PO 250mg 2 viên x 3 lần trong 5 ngày.
Trường hợp dị ứng penicillin nặng:
- Clindamycin IV (Dalacin C 600mg) 1 lọ x 1 lần/ngày trong vòng 24 đến 48 giờ
- Sau đó chuyển sang kháng sinh uống: clindamycin PO (Dalacin C 300mg) 1 viên x 2 lần/ngày trong vòng 5 ngày.
Tuy nhiên, phác đồ này không bao trùm vi khuẩn gram (-) và nếu bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm trùng, tụt huyết áp, không đáp ứng với liều ban đầu hoặc nếu triệu chứng lâm sàng không cải thiện sau 24 giờ:
- Bổ sung thêm Gentamicin IV
Kiểm tra âm đạo, nước tiểu, máu để điều chỉnh liều kháng sinh.
III. Sốt trong quá trình chuyển dạ:
- Amoxicillin IV 2g + metronidazole IV 500mg liều ban đầu
- Sau đó Amoxicillin IV 1g 1 lọ x3 lần/ngày + metronidazole IV 500 mg 1 lọ x 3 lần/ngày cho đến khi chuyển dạ.
Nếu dị ứng penicillin:
- Clindamycin IV (Dalacin C 600mg) 1 lọ x1lần/ngày cho đến khi chuyển dạ.
Bổ sung thêm gentamicin IV ngay lập tức nếu bệnh nhân nhiễm trùng nặng, hạ huyết áp, không đáp ứng với liều ban đầu.
Nếu triệu chứng lâm sàng xấu đi hoặc không có cải thiện lâm sàng sau 24 giờ:
- Tham khảo kháng sinh đồ.
Việc sử dụng kháng sinh tiếp tục sau khi chuyển dạ phụ thuộc vào tình trạng lâm sàng của bệnh nhân.
Thời gian sử dụng kháng sinh uống tối đa là 5 ngày nếu như cần thiết phải chỉ định kháng sinh sau khi sanh.
IV. Dự phòng nhiễm Strep nhóm B trong chuyển dạ:
Khi cần thiết chỉ định kháng sinh dự phòng thì kháng sinh này cần được bắt đầu ngay khi có chẩn đoán chuyển dạ, kháng sinh nên được tiêm ít nhất 2 giờ trước khi chuyển dạ để đạt hiệu quả tốt đa.
- Liều: Benzylpenicillin IV 3g liều đầu sau đó IV 1.2g mỗi 4 giờ sau khi chuyển dạ.
Nếu dị ứng penicillin:
- Clindamycin IV 900mg mỗi 8 giờ sau khi sinh.
Những bệnh nhân này nên được chỉ định kháng sinh có hiệu quả trên chủng vi khuẩn gây viêm màng trong tim (Streptococci, Staphylococcus aureus và enterococci)
- Nên được chỉ định co-amoxiclav (augmentine 1.2g) do có tác dụng trên enterococci, không chỉ định Cefuroxime (Zinacef 750mg) do không có tác dụng trên enterococci.
V. Dự phòng trong mổ lấy thai:
Mổ lấy thai chủ động:
- Thuốc lựa chọn đầu tiên: Co-amoxiclav IV (Augmentine 1.2 g) tiêm ngay sau khi kẹp rốn.
Trường hợp dị ứng penicillin nhẹ (chỉ nổi mẫn) và không có nguy cơ viêm màng trong tim:
- Cefuroxime IV (Zinacef 750mg) 2 lọ và Metronidazole IV 500mg sau khi kẹp rốn.
Trường hợp dị ứng penicillin nặng:
- Clindamycin IV (Dalacin C 600mg) ngay sau khi kẹp rốn.
Trường hợp dị ứng penicillin và có nguy cơ cao viêm màng trong tim:
- Teicoplanin IV 400mg + gentamicin IV 1.5mg/kg + metronidazole IV 500mg sau khi kẹp rốn.
Nếu đã có nhiễm MRSA trước đó:
- Teicoplanin IV 400mg + gentamicin IV 1.5mg/kg + metronidazole IV 500mg sau khi kẹp rốn.
Mổ lấy thai cấp cứu:
- Chỉ sử dụng kháng sinh dự phòng trong những trường hợp mổ lấy thai chủ động, ngoại trừ những trường hợp bệnh nhân dị ứng penicillin nặng và có sốt trong thời gian chuyển dạ thì nên chỉ định clindamycin.
- Những bệnh nhân này yêu cầu phải sử dụng thêm liều gentamicin IV 1.5mg/kg để điều trị nhiễm khuẩn gram (-). Nếu như bệnh nhân này đã được chỉ định gentamicin thì sau đó không thêm liều bổ sung nào ngoại trừ liều cuối cùng được tiêm hơn 8 giờ trước đó.
VI. Nhiễm khuẩn vết thương mổ lấy thai:
Nếu bệnh nhân không có tiền sử nhiễm MRSA hoặc bị đề kháng thuốc:
- Flucloxacillin PO 500 mg 1 viên x 1 lần/ngày + metronidazole PO 250mg 2 viên x 3 lần/ngày trong 7 ngày
Trường hợp nhiễm khuẩn nặng hoặc thất bại khi sử dụng kháng sinh uống:
- Flucloxacillin IV 1-2g x 1 lần/ngày và metronidazole IV 500mg x 3lần/ngày
Trong trường hợp dị ứng penicillin:
- Clindamycin PO (Dalacin C 300mg) x 2 lần/ngày trong 7 ngày
Tài liệu tham khảo:
Dr Vivienne Weston, Annette Clarkson, Dr Jane Rutherford, Dr A Simm, Dr V Kamdem, Guideline for antibiotics in obstertrics, Feb 2009, will update 2011
Các loài thuộc chi Candida là một phần của hệ vi sinh vật thường trú trong âm đạo có khoảng 25% ở phụ nữ, do vậy việc phát hiện nấm không đủ để chẩn đoán bệnh. Ước tính có 75% phụ nữ bị nhiễm nấm candida âm đạo ít nhất một lần trong đời. Nồng độ estrogen và tăng sản xuất glycogen ở âm đạo, tình trạng này xảy ra thường gặp và nghiêm trọng hơn trong thai kỳ. Trong thời kỳ mang thai, bệnh có liên quan đến những kết quả bất lợi trong sản khoa như vỡ ối sớm, chuyển dạ sớm, viêm màng ối, nhiễm nấm candida da ở trẻ sơ sinh và nhiễm trùng hậu sản 1. Bệnh viêm âm hộ-âm đạo do nấm candida là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất có triệu chứng gây ngứa và tiết dịch âm đạo. Biểu hiện của bệnh là tình trạng viêm thường gặp ở các loài nấm Candida với các triệu chứng là ngứa và viêm đỏ.
Cách tốt nhất để bảo vệ chống lại bệnh sởi là tiêm vắc xin phòng ngừa sởi, quai bị và rubella (MMR). Trẻ em có thể tiêm vắc xin phòng ngừa sởi, quai bị, rubella và thủy đậu (MMRV) để thay thế. Hầu hết những người được tiêm vắc-xin MMR và MMRV sẽ được bảo vệ suốt đời.
Việc nhai, bẻ, nghiền các loại thuốc viên đôi khi cần thiết trong một số trường hợp. Tuy nhiên, các thuốc có dạng bào chế đặc biệt nếu bị nhai, bẻ, nghiền có thể ảnh hưởng đến tác dụng điều trị và tính an toàn của thuốc. Chẳng hạn như nếu nghiền viên phóng thích chậm hoặc phóng thích kéo dài sẽ gây phóng thích một lượng lớn hoạt chất tại một thời điểm nhất định, gây quá liều thuốc và gây nguy hiểm cho người bệnh. Nghiền viên bao tan trong ruột có thể làm cho thuốc bị bất hoạt ở dạ dày hoặc gây kích ứng cho đường tiêu hóa.
Cúm là một bệnh đường hô hấp cấp tính do vi-rút cúm A hoặc B gây ra, xảy ra thành các đợt bùng phát và dịch bệnh trên toàn thế giới, chủ yếu vào mùa đông. Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong liên quan đến cúm cao hơn ở những phụ nữ mang thai và mới sinh (trong vòng hai tuần sau khi sinh hoặc sảy thai) so với dân số nói chung.
Probiotics được định nghĩa là “các vi sinh vật sống, khi được đưa vào cơ thể với số lượng đủ, sẽ mang lại lợi ích cho sức khỏe của vật chủ”. Các chủng vi khuẩn tạo axit lactic là quan trọng nhất trong thực phẩm và dinh dưỡng, chủng thuộc chi Lactobacillus và Bifidobacterium là những probiotic được sử dụng phổ biến nhất, ngoài ra còn kể đến các chi Bacillus, Streptococcus, Enterococcus, Saccharomyces và Escherichia coli
- Bệnh viện đã thực hiện 378 báo cáo ADR, giảm 7,9% so với năm 2023 (408 báo cáo), tăng 14,2% so với năm 2022 (331 báo cáo).
- Số lượng báo cáo ADR ngoại trú là 18 báo cáo, giảm 3,6 lần so với năm 2023 (66 báo cáo).
- Bệnh viện Từ Dũ được Trung tâm DI&ADR quốc gia xếp hạng 8/991 cơ sở khám chữa bệnh có hoạt động theo dõi ADR hiệu quả trong báo cáo tổng kết ADR quốc gia vào tháng 9/2024.