Sử dụng một số kháng sinh trong thời kỳ mang thai có thể tăng nguy cơ sẩy thai
Ds Thân Thị Mỹ Linh (lược dịch)
Khoa Dược
Báo cáo của một nghiên cứu mới cho thấy rằng việc sử dụng một số kháng sinh trong thời kỳ mang thai có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai tự phát.
Nghiên cứu của Flory T. Muanda và các cộng sự đăng trên tạp chí CMAJ ngày 1 tháng 5 năm 2017, macrolides (trừ erythromycin), quinolones, tetracyclines, sulfonamides và metronidazole tất cả đều có nguy cơ gây sảy thai cao hơn so với việc sử dụng penicillin, cephalosporin hoặc không sử dụng kháng sinh. Theo các tác giả, những phát hiện này nên được xem xét khi cập nhật hướng dẫn về điều trị nhiễm trùng trong thai kỳ.
Nghiên cứu đoàn hệ lớn
Để đánh giá tác động tiềm ẩn của thuốc kháng sinh đối với nguy cơ sẩy thai, tiến sĩ Muanda, đại học Montréal, Quebec, Canada và các đồng nghiệp đã phân tích dữ liệu từ dân số nghiên cứu ở Quebec là những phụ nữ mang thai từ tháng 1 năm 1998 đến tháng 12 năm 2009.
Bệnh nhân đủ điều kiện có độ tuổi từ 15 đến 45 tuổi vào ngày đầu tiên của thai kỳ và liên tục được theo dõi ít nhất 1 năm trước và trong thời gian mang thai. Phụ nữ với tình trạng lâm sàng phát hiện sẩy thai tự phát trước tuần thai thứ 20 được đưa vào nhóm bệnh. Đối với mỗi trường hợp, các tác giả bắt cặp với 10 phụ nữ mang thai thuộc nhóm chứng theo tuổi, năm mang thai và ngày mang thai trong vòng 3 ngày.
Việc tiếp xúc với kháng sinh được định nghĩa là "đã có ít nhất 1 đơn thuốc kê bất kỳ loại kháng sinh nào kể từ ngày đầu tiên của thai kỳ hoặc trước khi mang thai nhưng có thời gian trùng lắp với ngày đầu tiên của thai nghén.
Nghiên cứu bao gồm các nhóm kháng sinh cephalosporins, macrolides, penicillins, quinolones, sulfonamid, tetracyclines, các chất kháng khuẩn khác, kháng đơn bào (antiprozozoals) và các thuốc kháng nhiễm trùng tiểu.
Có 182.369 trường hợp mang thai đạt được các tiêu chuẩn thu nhận; trong đó, 8.702 (4,7%) sẩy thai tự phát ở tuổi thai trung bình là 14,1 tuần (SD; 3,1 tuần - 14 tuần). Nhóm chứng có bắt cặp gồm 87.020 trường hợp mang thai.
Phơi nhiễm kháng sinh xảy ra ở 12.446 (13%) trong số những trường hợp mang thai, trong đó 1.428 đã sẩy tự phát (chiếm 16,4% số phụ nữ mang thai bị sẩy thai tự phát). Trong nhóm đối chứng, 11.018 (chiếm 12,6% số phụ nữ mang thai trong nhóm chứng) có tiếp xúc với kháng sinh (P < 0,001 so với nhóm nghiên cứu).
Phụ nữ sẩy thai tự phát có tuổi trung bình là 28,7 tuổi (SD, ± 6,3 năm) so với phụ nữ trong nhóm chứng, có độ tuổi trung bình là 27,8 tuổi (SD, ± 5,5 năm , P <.001). Họ cũng có nhiều khả năng chẩn đoán bị mắc các bệnh như trầm cảm và hen suyễn, có đến bệnh viện hoặc khoa cấp cứu trong năm trước khi mang thai và báo cáo chung tình hình sử dụng thuốc.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích một danh sách các biến số, bao gồm các yếu tố liên quan đến tình trạng kinh tế xã hội, bệnh tật và nhân khẩu học.
Phát hiện
Sau khi điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu, nguy cơ gia tăng sẩy thai tự phát đặc hiệu liên quan đến kháng sinh so với không dùng kháng sinh được thể hiện trong bảng. Không có nguy cơ gia tăng sẩy thai tự phát có liên quan với nitrofurantoin, erythromycin, penicillins hoặc cephalosporins.
Bảng 1. Rủi ro liên quan đến kháng sinh
Kháng sinh |
Số trường hợp phơi nhiễm |
Tỷ số số chênh (khoảng tin cậy 95%) |
Azithromycin |
110 |
1,65 (1,34 - 2,02) |
Clarithromycin |
111 |
2,35 (1,90 - 2,91) |
Tetracyclines |
67 |
2,59 (1,97 - 3,41) |
Doxycycline |
36 |
2,81 (1,93 - 4,10) |
Minocycline |
21 |
2,48 (1,54 - 4,00) |
Quinolones |
160 |
2,72 (2,27 - 3,27) |
Ciprofloxacin |
114 |
2,45 (1,98 - 3,03) |
Norfloxacin |
8 |
4,81 (2,05 - 11,26) |
Levofloxacin |
14 |
3,28 (1,73 - 6,24) |
Sulfonamid |
30 |
2,01 (1,36 - 2,97) |
Metronidazole |
53 |
1,70 (1,27 - 2,26) |
Để xác định các nguy cơ tiềm ẩn liên quan đến nhiễm trùng, các tác giả đã lặp lại phân tích sử dụng penicillin và cephalosporin, những thuốc có nhiều dữ liệu an toàn nhất giống như nhóm tham khảo. Các kết quả nghiên cứu vẫn không thay đổi.
Họ cũng tiến hành hai phân tích nhóm nhỏ bao gồm những phụ nữ mang thai bị nhiễm trùng đường tiểu hoặc nhiễm trùng đường hô hấp. Trong nhóm nhiễm trùng đường tiểu, tỷ số số chênh điều chỉnh liên quan với việc sử dụng quinolone so với sử dụng penicillin là 8,73 (khoảng tin cậy 95% CI; 3,08 - 24,77; 17 trường hợp phơi nhiễm)
Trong nhóm nhiễm khuẩn đường hô hấp, sử dụng macrolid có xu hướng làm tăng nguy cơ sẩy thai tự nhiên so với penicillin, nhưng không có ý nghĩa thống kê (tỉ số số chênh điều chỉnh là 1,89, 95% CI, 0,97-3,69; 17 trường hợp phơi nhiễm). Các tác giả không quan sát thấy nguy cơ sẩy thai tự nhiên liên quan đến tiếp xúc với nitrofurantoin, phát hiện này hỗ trợ việc sử dụng nó như là một giải pháp thay thế cho trimethoprim-sulfamethoxazole trong điều trị nhiễm trùng đường tiểu trong thai kỳ.
Từ đó, các nhà nghiên cứu khuyến cáo không sử dụng các loại thuốc tetracyclines và quinolones trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Kết luận của họ cũng cho thấy metronidazol có thể làm tăng 70% nguy cơ sẩy thai tự phát cũng tương tự như nghiên cứu trên các bệnh nhân Medicaid cho thấy nguy cơ tăng lên 67%.
Tài liệu tham khảo
1. http://www.medscape.com/viewarticle/879313
2. http://www.cmaj.ca/content/189/17/E625.full
Việc bẻ, nghiền viên nén không bao, bao phim, bao đường hoặc mở viên nang giải phóng dược chất tức thì không làm thay đổi sinh khả dụng của thuốc và giúp bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt hơn
Trẻ em không phải người lớn thu nhỏ. Các yếu tố dược động học ở trẻ sơ sinh thay đổi liên tục do sự phát triển nhanh về sinh lý. Tiêm tĩnh mạch thường được sử dụng trong điều trị cho trẻ sơ sinh, đặc biệt khi trẻ đang điều trị tại đơn vị chăm sóc tích cực. Khi tiêm tĩnh mạch, hiệu quả gần như tức thời. Hầu hết các loại thuốc tiêm tĩnh mạch cho trẻ sơ sinh có những yêu cầu riêng về độ pha loãng và/hoặc tốc độ truyền.
Trong giai đoạn năm 2018-2021, Mạng lưới An toàn Chăm sóc Sức khỏe Quốc gia (NHSN) đã báo cáo rằng 0,4% (n = 1.951) các ca nhiễm trùng mắc phải tại bệnh viện (HAI) ở Hoa Kỳ nguyên nhân do Acinetobacter spp. gây ra. Trong số này có 28-45% không nhạy cảm với kháng sinh carbapenem (tức là trung gian hoặc đề kháng).
Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng (RCT), BLING III cung cấp bằng chứng việc sử dụng truyền liên tục (CI) so với truyền ngắt quãng piperacillin/tazobactam và meropenem trên bệnh nhân nặng bị nhiễm trùng huyết. Điều này được củng cố bởi một đánh giá tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp (SRMA) của 18 RCT về CI hoặc truyền kéo dài (EI) (thời gian từ 3–4 giờ) các kháng sinh beta-lactam. Thách thức hiện nay là chuyển đổi CI như một tiêu chuẩn chăm sóc cho bệnh nhân nặng bị nhiễm trùng huyết. Các cân nhắc chính bao gồm các vấn đề sau:
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Alabama tại Birmingham, đã tiến hành phân tích dữ liệu thứ cấp trên đối tượng phụ nữ tăng huyết áp mạn tính trong thai kỳ, so sánh với phương pháp điều trị chính. Tăng huyết áp mạn tính nhẹ trong nghiên cứu được định nghĩa là huyết áp 140-159/90-104 mmHg trước 20 tuần của thai kỳ.
Nội dung chi tiết vui lòng xem file đính kèm