Sử dụng thuốc trong phòng ngừa và điều trị băng huyết sau sinh
ThS. DS. Huỳnh Phương Thảo – Khoa Dược (lược dịch)
Băng huyết sau sinh (BHSS) là một trong những tai biến sản khoa phổ biến và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho sản phụ trên toàn thế giới. Số sản phụ tử vong toàn cầu ước tính trong năm 2015 là 275.000 người, trong đó 34% gây ra bởi băng huyết sau sinh. Các trường hợp tử vong liên quan đến BHSS có khả năng ngăn ngừa được nếu chẩn đoán và xử trí kịp thời (1).
BHSS là tình trạng mất 500ml máu sau sinh ngả âm đạo hoặc mất 1.000ml máu sau mổ lấy thai hoặc ảnh hưởng tổng trạng hoặc Haematocrit giảm > 10% so với trước sinh (2).
Thiếu máu sau sinh (TMSS) được định nghĩa là khi Hemoglobin (Hb) <10 g/dL trong vòng 24-48 giờ sau sinh, (hoặc Hb <11 g/dL một tuần sau sinh và Hb <12 g/dL lúc 8-15 tuần sau sinh). TMSS mức độ nghiêm trọng khi Hb <7 g/dL (1).
Sau khi tình trạng xuất huyết được kiểm soát, nên sử dụng sắt tiêm hoặc truyền tĩnh mạch để điều trị thiếu máu sau sinh mức độ trung bình đến nặng (Hb 6-9 g/dL). Ở bệnh nhân thiếu máu nặng, giảm sản sinh hồng cầu do nhiễm trùng hoặc viêm, không đáp ứng với sắt đường tiêm, hoặc bệnh nhân từ chối truyền máu, nên sử dụng thêm chất kích thích tạo hồng cầu sau khi hội chẩn với bác sĩ huyết học (1).
Sinh qua ngả âm đạo
Sử dụng thuốc co hồi tử cung dự phòng có hiệu quả giảm tỷ lệ mắc BHSS, và oxytocin là lựa chọn ưu tiên. Tiêm hoặc truyền tĩnh mạch oxytocin trong giai đoạn ba của quá trình chuyển dạ có thể làm giảm tỷ lệ mắc BHSS nghiêm trọng và truyền máu so với tiêm bắp, mà không làm tăng tác dụng phụ. Sử dụng liều 5 hoặc 10 IU oxytocin, nên tiêm tĩnh mạch chậm (khoảng 30-60 giây) nếu sản phụ không có yếu tố nguy cơ tim mạch, khuyến cáo tiêm tĩnh mạch rất chậm (trên 5 phút) để hạn chế ảnh hưởng huyết động đối với sản phụ có nguy cơ tim mạch cao. Ngoài ra có thể sử dụng phenylephrine trước các liều oxytocin 0,05-0,5 IU tiếp theo. Việc truyền tĩnh mạch oxytocin thường quy không được khuyến khích khi sinh qua ngả âm đạo (1).
Ngoài ra, ở các cơ sở y tế không đủ điều kiện bảo quản lạnh, có thể sử dụng carbetocin, chất tương tự như oxytocin để ngăn ngừa BHSS. Acid tranexamic không nên sử dụng thường quy để phòng ngừa BHSS ở sản phụ sinh ngả âm đạo nhưng cần được xem xét trong trường hợp chảy máu trước sinh và ở những sản phụ có nguy cơ cao BHSS.
Sinh mổ
Sử dụng oxytocin 5-10 IU tiêm tĩnh mạch chậm (ít nhất 1 phút), nếu sản phụ có tiền sử tim mạch phải tiêm tĩnh mạch chậm (ít nhất 5 phút). Có thể tiếp tục truyền oxytocin, liều không được vượt quá 10 IU/giờ. Ngừng sử dụng sau 2 giờ nếu tử cung co hồi tốt và không có chảy máu bất thường. Có thể tiêm truyền liên tục oxytocin hoặc sử dụng “quy tắc 3” bao gồm tiêm tĩnh mạch oxytocin 3 IU/3ml, đánh giá trương lực tử cung sau 3, 6, 9 và 12 phút, nếu không đạt bổ sung thêm thuốc co hồi tử cung. Carbetocin cũng làm giảm nguy cơ BHSS, nhưng oxytocin vẫn là tiêu chuẩn vàng để phòng ngừa BHSS sau sinh mổ. Acid tranexamic không nên sử dụng thường quy để phòng ngừa BHSS, tiêm tĩnh mạch acid tranexamic 1g cùng với oxytocin cần được xem xét trong trường hợp chảy máu trước sinh và ở những sản phụ có nguy cơ cao BHSS (1), (2).
Có thể sử dụng các thuốc co hồi tử cung dạng tiêm khác như ergometrine/ methyl ergometrine hoặc misoprostol 800mcg dạng uống/đặt (1), (2).
Tài liệu tham khảo
(1) Muñoz, M., Stensballe, J., Ducloy-Bouthors, A.S., Bonnet, M.P., De Robertis, E., Fornet, I., Goffinet, F., Hofer, S., Holzgreve, W., Manrique, S. and Nizard, J., 2019. Patient blood management in obstetrics: prevention and treatment of postpartum haemorrhage. A NATA consensus statement. Blood Transfusion, 17(2), p.112.
(2) Bệnh viện Từ Dũ, Phác đồ điều trị Sản phụ khoa, 2019, Băng huyết sau sinh, Tr.51-55.
Các loài thuộc chi Candida là một phần của hệ vi sinh vật thường trú trong âm đạo có khoảng 25% ở phụ nữ, do vậy việc phát hiện nấm không đủ để chẩn đoán bệnh. Ước tính có 75% phụ nữ bị nhiễm nấm candida âm đạo ít nhất một lần trong đời. Nồng độ estrogen và tăng sản xuất glycogen ở âm đạo, tình trạng này xảy ra thường gặp và nghiêm trọng hơn trong thai kỳ. Trong thời kỳ mang thai, bệnh có liên quan đến những kết quả bất lợi trong sản khoa như vỡ ối sớm, chuyển dạ sớm, viêm màng ối, nhiễm nấm candida da ở trẻ sơ sinh và nhiễm trùng hậu sản 1. Bệnh viêm âm hộ-âm đạo do nấm candida là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất có triệu chứng gây ngứa và tiết dịch âm đạo. Biểu hiện của bệnh là tình trạng viêm thường gặp ở các loài nấm Candida với các triệu chứng là ngứa và viêm đỏ.
Cách tốt nhất để bảo vệ chống lại bệnh sởi là tiêm vắc xin phòng ngừa sởi, quai bị và rubella (MMR). Trẻ em có thể tiêm vắc xin phòng ngừa sởi, quai bị, rubella và thủy đậu (MMRV) để thay thế. Hầu hết những người được tiêm vắc-xin MMR và MMRV sẽ được bảo vệ suốt đời.
Việc nhai, bẻ, nghiền các loại thuốc viên đôi khi cần thiết trong một số trường hợp. Tuy nhiên, các thuốc có dạng bào chế đặc biệt nếu bị nhai, bẻ, nghiền có thể ảnh hưởng đến tác dụng điều trị và tính an toàn của thuốc. Chẳng hạn như nếu nghiền viên phóng thích chậm hoặc phóng thích kéo dài sẽ gây phóng thích một lượng lớn hoạt chất tại một thời điểm nhất định, gây quá liều thuốc và gây nguy hiểm cho người bệnh. Nghiền viên bao tan trong ruột có thể làm cho thuốc bị bất hoạt ở dạ dày hoặc gây kích ứng cho đường tiêu hóa.
Cúm là một bệnh đường hô hấp cấp tính do vi-rút cúm A hoặc B gây ra, xảy ra thành các đợt bùng phát và dịch bệnh trên toàn thế giới, chủ yếu vào mùa đông. Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong liên quan đến cúm cao hơn ở những phụ nữ mang thai và mới sinh (trong vòng hai tuần sau khi sinh hoặc sảy thai) so với dân số nói chung.
Probiotics được định nghĩa là “các vi sinh vật sống, khi được đưa vào cơ thể với số lượng đủ, sẽ mang lại lợi ích cho sức khỏe của vật chủ”. Các chủng vi khuẩn tạo axit lactic là quan trọng nhất trong thực phẩm và dinh dưỡng, chủng thuộc chi Lactobacillus và Bifidobacterium là những probiotic được sử dụng phổ biến nhất, ngoài ra còn kể đến các chi Bacillus, Streptococcus, Enterococcus, Saccharomyces và Escherichia coli
- Bệnh viện đã thực hiện 378 báo cáo ADR, giảm 7,9% so với năm 2023 (408 báo cáo), tăng 14,2% so với năm 2022 (331 báo cáo).
- Số lượng báo cáo ADR ngoại trú là 18 báo cáo, giảm 3,6 lần so với năm 2023 (66 báo cáo).
- Bệnh viện Từ Dũ được Trung tâm DI&ADR quốc gia xếp hạng 8/991 cơ sở khám chữa bệnh có hoạt động theo dõi ADR hiệu quả trong báo cáo tổng kết ADR quốc gia vào tháng 9/2024.