Ngày 09/09/2024

Tác dụng phụ thường gặp của Paclitaxel

    CANPAXEL

    Paclitaxel

    100mg/16,7ml

     

     

    Ngoài các thông tin về nguy cơ, tác dụng phụ, biện pháp can thiệp liên quan đến hoá trị, tài liệu cung cấp thêm thông tin về tác dụng phụ của thuốc hoá trị bạn đang sử dụng và hướng xử trí khi gặp phải. 

    TÁC DỤNG PHỤ THƯỜNG GẶP

    HƯỚNG DẪN PHÒNG NGỪA

    Máu:

    Thiếu máu gây suy nhược.

     

    Đường tiêu hoá:

    Buồn nôn và nôn, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, kém ăn.

     

    Toàn thân:

    Hạ huyết áp, khó thở, sung huyết, phù, mề đay toàn thân.

     

    Thần kinh:

    Có các triệu chứng bệnh thần kinh ngoại vi như bỏng rát, đau buốt, nhức nhối, khó ngủ vì mỏi chân, đau chân, mất thăng bằng, đổ mồ hôi bất thường, da khô, xanh nhạt.

     

    Da:

    Rụng tóc, nóng rát hoặc tê bì, ban đỏ ngứa và sưng phồng nơi tiêm, da có thể bị bong tróc, lột da và biến màu.

     

    Cơ – xương:

    Đau cơ, đau khớp.

    Phòng ngừa các triệu chứng bệnh thần kinh ngoại vi:

    Ngăn ngừa té ngã: nhờ người giúp đỡ khi di chuyển, không để các tấm thảm ở lối đi, đặt các thanh vịn trên tường và nhà vệ sinh để bám và giữ thăng bằng, trải thảm ttrong nhà vệ sinh để tránh trơn trượt, đứng dậy từ từ sau khi ngồi hoặc nằm và khi chóng mặt.

    Lưu ý các hoạt động tại nhà bếp: tránh bị bỏng, cẩn thận khi dùng dao và các vật sắc nhọn.

    Chăm sóc bàn tay, bàn chân: mang giày đế mềm, thường xuyên kiểm tra cánh tay, chân và bàn chân xem có vết cắt hoặc vết trầy xước, mặc quần áo đủ ấm khi trời lạnh.

    Giảm đau: các phương pháp như châm cứu, xoa bóp, vật lý trị liệu, yoga được khuyên dùng.

    Phòng ngừa thiếu máu, suy nhược, mệt mỏi:

    Hoạt động mỗi ngày đi bộ ngắn, tập các bài tập nhẹ nhàng. Giữ tinh thần ổn định.

    Chế độ ăn hợp lý trao đổi thêm với bác sĩ về dinh dưỡng bổ sung (thực phẩm giàu protein như thịt, cá, phô mai, sữa chua...). Uống nhiều nước, trừ khi có hướng dẫn khác.

    Phòng ngừa, giảm buồn nôn và nôn, tiêu chảy, táo bón, kém ăn:

    Ăn nhiều bữa nhỏ để dễ tiêu hóa ăn chậm, thức ăn dễ tiêu hoá, tránh ăn món cay nóng, thức ăn béo, chiên dầu mỡ.

    Thở chậm, thở sâu giúp giảm cảm giác buồn nôn, tránh nơi có mùi khó chịu, giữ không khí trong lành, thông thoáng.

    Hoạt động nhẹ nghe nhạc, thư giãn, nghỉ ngơi trước và sau bữa ăn, không nên nằm xuống ngay sau khi ăn, nên ngồi hoặc dựa đầu lên cao.

    Ngồi dậy khi nôn để tránh chất nôn xuống phổi. 

    Kiểm soát tình trạng rụng tóc:

    Chăm sóc mái tóc nhẹ nhàng dùng lược chải tóc có lông mềm hoặc lược răng thưa. Không nên sử dụng máy sấy tóc tránh làm tổn thương da đầu.

    Bảo vệ và chăm sóc da đầu sử dụng kem chống nắng/ mũ khi ra ngoài.

    Tóc thường mọc lại sau 2 đến 3 tháng khi kết thúc hóa trị. 

    Cần liên hệ ngay nhân viên y tế khi có 01 trong các dấu hiệu cảnh báo sau đây:

    + Khó thở, hạ huyết áp, phù mạch, nổi mề đay toàn thâ.

    + Xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng bất thường như nhiệt độ cơ thể tăng cao.

    DS. Trần Hoàng Yến Nhi

    Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ