Ngày 25/07/2016

Thông báo về kết quả giám sát tình hình sử dụng thuốc kháng dị ứng và việc báo cáo ADR 6 tháng đầu năm 2016

    I. KẾT QUẢ GIÁM SÁT

     

     

    Nhận xét:

    Số lượng báo cáo ADR từ khoa Sanh cao nhất với 23 báo cáo chiếm tỷ lệ 27.7%, tiếp theo là khoa Hậu Sản M với 13 báo cáo chiếm tỷ lệ 15.7%, khoa Phụ với 12 báo cáo chiếm tỷ lệ 14.5%, khoa Hậu Phẫu với 9 báo cáo chiếm tỷ lệ 10.8%. Đây là những khoa rất tích cực trong công tác theo dõi và báo cáo ADR góp phần đánh giá lợi ích, nguy cơ của thuốc, tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả.

    Các khoa không có báo cáo ADR trong 6 tháng đầu năm 2016 gồm: khoa Hậu Sản H, khoa Ung bướu phụ khoa, khoa Cấp Cứu Chống Độc, khối phòng khám.

    II. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC BÁO CÁO ADR

    Thử nghiệm lâm sàng với một thuốc trước khi đưa ra thị trường chỉ được tiến hành trên một số lượng bệnh nhân rất ít so với lượng bệnh nhân sẽ sử dụng thuốc đó trong thực tế. Mặt khác các thử nghiệm lâm sàng thường không đánh giá trên các đối tượng bệnh nhân đặc biệt như người già, trẻ em, phụ nữ có thai, bệnh nhân suy gan, suy thận…Điều đó cho thấy những thông tin về độ an toàn của một thuốc thu được từ các thử nghiệm lâm sàng là rất hạn chế, đặc biệt là thông tin về các phản ứng nghiêm trọng nhưng có tần suất xảy ra thấp.

    Do vậy, thông tin do các cán bộ y tế cung cấp về các phản ứng có hại của thuốc sẽ rất hữu ích để tiếp tục đánh giá một cách toàn diện hơn về các nguy cơ tiềm ẩn của thuốc khi lưu hành trên thị trường.

    Trong nhiều năm qua, quý bác sĩ, dược sĩ và hộ sinh viên đã cùng đồng hành với đơn vị Thông tin thuốc của bệnh viện trong việc ghi nhận và báo cáo nhiều trường hợp ADR xảy ra khi sử dụng thuốc cho người bệnh và đã được Trung tâm DI và ADR Quốc gia đánh giá cao công tác Cảnh giác dược tại bệnh viện.

    Vì vậy, trong 6 tháng cuối năm 2016, ngoài những trường hợp truyền máu, bệnh lý huyết học, giảm buồn nôn và nôn do hóa trị, dị ứng thức ăn…, đối với các trường hợp sử dụng thuốc chống dị ứng (ví dụ: Chlorpheniramin, Hydrocortison…) do phản ứng có hại của thuốc hoặc dị ứng thuốc, bệnh viện rất mong các khoa tích cực làm báo cáo ADR gửi về khoa Dược nhằm:

    • Cải thiện việc chăm sóc người bệnh và tính an toàn của việc sử dụng thuốc
    • Góp phần đánh giá lợi ích, nguy cơ của thuốc, tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả.

    Rất mong sự hợp tác của các Khoa lâm sàng trong việc thực hiện tốt nhiệm vụ cảnh giác dược trong bệnh viện.

    Ds. Đặng Thị Thuận Thảo

    Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ