Ngày 17/02/2021

Thông tin thuốc tháng 02/2021

    1. 1.      Tổng quan số lượng báo cáo ADR của Bệnh viện Từ Dũ

    Năm 2020, Bệnh viện đã thực hiện 368 báo cáo ADR, tăng 3,7% so với năm 2019 (355 báo cáo). Bệnh viện Từ Dũ được trung tâm DI & ADR Quốc gia xếp hạng là đơn vị có số lượng báo cáo ADR nhiều nhất trên các cơ sở khám chữa bệnh toàn quốc.  

    Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, số lượt khám cũng như số lượng bệnh nhân nội trú của Bệnh viện giảm, tuy nhiên số báo cáo ADR vẫn tăng cho thấy các Nhân viên y tế tại Bệnh viện đã quan tâm hơn đến việc theo dõi, chăm sóc điều trị, báo cáo các trường hợp xảy ra ADR.  

    Nhận xét: Số báo cáo ADR tăng đều từ năm 2016-2020. Bệnh viện đã triển khai việc báo cáo ADR trực tuyến từ năm 2017 giúp cho việc báo cáo ADR từ các khoa lâm sàng đơn giản, thuận tiện hơn. Năm 2020, Bệnh viện tiếp tục thực hiện cải tiến phần mềm ADR giúp cho việc quản lý và lưu trữ các báo cáo ADR tại các khoa, phòng được thực hiện trên phần mềm, tiết kiệm thời gian trong công tác hành chính liên quan đến theo dõi và báo cáo ADR.  Ngoài ra, trong năm 2020, 100% tất cả các báo cáo ADR đã được gửi về trung tâm DI&ADR qua email, tất cả đều được gửi trong thời hạn theo quy định (tùy theo mức độ nghiêm trọng của phản ứng) thay thế cho việc gửi qua đường bưu điện trước đây.  

    Nhận xét: Số báo cáo ADR tăng đỉnh điểm từ tháng 4 đến tháng 7, thấp hơn ở các tháng còn lại.

     

     2.Phân bố số báo cáo ADR theo khoa:

    Nhận xét: Trong năm 2020, khoa Dược đã nhận được báo cáo ADR từ nhiều khoa lâm sàng hơn (15 khoa trong năm 2020 so với 11 khoa trong năm 2019) và số lượng báo cáo từ các khoa phòng cũng được phân bố đồng đều hơn. Khoa GMHS có tỷ lệ báo cáo ADR tăng nhiều nhất trong năm 2020 so với năm 2019 – gần 60% (61 báo cáo ADR trong năm 2020 so với 38 báo cáo ADR trong năm 2019). Khoa GMHS cũng là khoa có số lượng báo cáo ADR cao nhất trong năm 2020, chiếm tỷ lệ 16,5%. Tiếp theo là khoa Sản N1 và Sản N2 với 53 báo cáo ADR mỗi khoa, chiếm tỷ lệ 14,4%. Tỷ lệ này tương ứng với số lượng bệnh tại các khoa. Việc tăng số lượng báo cáo ADR góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu để đánh giá lợi ích, nguy cơ của thuốc, tăng cường việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả.

    3. Phân bố báo cáo ADR theo người báo cáo

     

    Số báo cáo ADR

    Tỷ lệ (%)

    Hộ sinh

    261

    70,9

    Bác sĩ

    96

    26,1

    Dược sĩ

    11

    3,0

     Nhận xét: Đối tượng báo cáo ADR chủ yếu vẫn là Hộ sinh với 261 báo cáo, duy trì ở tỷ lệ 70,9%, tiếp theo là Bác sĩ với 96 báo cáo chiếm tỷ lệ 26,1%. Năm 2020, số lượng báo cáo ADR thực hiện bởi Dược sĩ tăng (10 báo cáo ADR) so với cùng kỳ năm 2019 (3 báo cáo ADR).

    4. Phân bố số báo cáo ADR theo nhóm thuốc

    STT

    Nhóm thuốc

    Số báo cáo ADR

    Tỷ lệ (%)

    1

    Kháng sinh

    165

    44,8

    2

    Giảm đau hạ sốt

    146

    39,7

    3

    Thuốc thúc đẻ

    16

    4,3

    4

    Thuốc cầm máu sau đẻ

    10

    2,7

    5

    Đa tác nhân, chưa xác định được nguyên nhân gây dị ứng

    7

    1,9

    6

    Thuốc điều trị ung thư

    7

    1,9

    7

    Thuốc khác

    7

    1,9

    8

    Thuốc gây tê, gây mê

    4

    1,1

    9

    Thuốc chống co thắt

    3

    0,8

    10

    Thuốc tác dụng lên quá trình đông máu

    3

    0,8

     

    Tổng

    368

    100

     Nhận xét: Kháng sinh là nhóm thuốc có tỷ lệ báo cáo ADR nhiều nhất với 44,8% (165 báo cáo ADR), trong đó thuốc Cefovidi (Cefotaxim) chiếm 40,0% tổng số báo cáo ADR liên quan đến kháng sinh. Tiếp theo là nhóm thuốc giảm đau hạ sốt chiếm tỷ lệ 39,7% (146 báo cáo ADR), trong đó thuốc Elaria (Diclofenac) chiếm 51,4%; Voltaren (Diclofenac) chiếm 28,1%. Tỷ lệ này phù hợp với việc các thuốc này được chỉ định thường xuyên nhất tại Bệnh viện.

    5. Phân bố các báo cáo ADR theo tiền căn dị ứng thuốc

     

    Nhận xét:

    Tỷ lệ bệnh nhân có tiền căn dị ứng thuốc trên số báo cáo ADR là 24,4% (92 báo cáo ADR), tăng so với năm 2019 là 18,8%.

    Phân tích các báo cáo ADR có tiền căn dị ứng thuốc cho thấy có đến 41,5% người bệnh cung cấp thông tin là dị ứng thuốc không rõ loại.

     

    6. Phương hướng thực hiện công tác theo dõi và báo cáo ADR trong năm 2021

    -      Tiếp tục phổ biến, tập huấn để   tăng số lượng, chất lượng báo cáo ADR, thống nhất cách lưu trữ quản lý các báo cáo ADR tại khoa lâm sàng.  

    -      Giám sát ngẫu nhiên các trường hợp sử dụng thuốc kháng dị ứng tại các khoa phòng.  

    -      Xây dựng hướng dẫn khai thác thông tin dị ứng thuốc.

     

     

    Ths. Ds. Nguyễn Hoàng Linh Đan

    Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ