Thông tin thuốc: Tháng 04/2009
Khoa Dược - BV Từ Dũ
SỬ DỤNG NHÓM CEPHALOSPORIN
Đa số bài tiết qua thận à chỉnh liều bệnh nhân suy thận
Cephalosporin thế hệ 1:
Cefazolin: bài tiết qua thận, gắn 85% protein
Cefalexine: Liều 1v 500mg x3/ ngày
Cefadroxil: là p-OH cefalexine, có phổ tương tự như cefalexine, liều 2v 500mgx2/ ngày
TÊN THUỐC |
Staphylococcus aureus |
Streptococci |
Nesseria. gonnorrhoea |
Heamophilus influenza |
Enterobacter |
Pseudomonas aeruginosa |
Bacter |
Cefazoline (Shinzolin) |
Nhạy |
Nhạy |
Nhạy |
Nhạy |
- |
- |
- |
Cefaclor (Cefaclorvid) |
Nhạy |
Nhạy |
Nhạy |
Nhạy |
- |
- |
- |
Cefalexin |
Nhạy |
Nhạy |
Nhạy |
Nhạy |
- |
- |
- |
Cefadroxil (Cefalvidi) |
Nhạy |
Nhạy |
Nhạy |
Nhạy |
- |
- |
- |
Cephalosporin thế hệ 2
Cefuroxime: tốt trên vi khuẩn Gr(-), không tác dụng trên B. fragilis. Qua dịch não tủy khoảng 10%
(< ceftriaxone) là trị viêm màng não do H.influenzae (chủng đề kháng ampicilline), N. meningitidis và S. pneumoniae. Liều Quincef 2v 250mg x2/ ngày
TÊN THUỐC |
Staphylococcus aureus |
Streptococci |
Nesseria. gonnorrhoea |
Heamophilus influenza |
Enterobacter |
Pseudomonas aeruginosa |
Bacter |
Cefuroxime (Zinacef, Quincef) |
Nhạy |
Nhạy rất tốt |
Nhạy |
Nhạy |
Nhạy |
- |
Nhạy kém |
Cephalosporin thế hệ 3
Cefotaxime: phổ khá rộng, yếu hơn clindamycine và metronidazole trên B. fragilis. Liều 1ố 1g x3 /ngày trong nhiễm trùng nặng (T1/2 ngắn = 1,1 giờ).
Ceftriaxone: chỉ định điều trị viêm màng não do H. influenza, mọi dạng lậu, Lyme disease, là chọn lựa đầu tiên viêm phổi cộng đồng,viêm màng não ở trẻ em hơn 3 tháng tuổi và người lớn (kết hợp với Vancomycine và Ampicilline cho đến khi tìm ra mầm gây bệnh). Có phổ tương tự như cefotaxime nhưng liều 1ố 1g x 1-2 lần/ ngày (T1/2 # 8 giờ).
Ceftazidime: tác dụng rất tốt trên Pseudomonas aeruginosa, được dùng để phối hợp với kháng sinh nhóm aminosid để điều trịviêm não do P. aeruginosa và rất dễ bị đề kháng. Liều 1ố 1g x2/ngày
Cefixim: kém trên Gr(+) và không tác dụng trên Pseudomonas và Enterobacter. Liều 1v 200mg x2/ngày
TÊN THUỐC |
Staphylococcus aureus |
Streptococci |
Nesseria. gonnorrhoea |
Heamophilus influenza |
Enterobacter |
Pseudomonas aeruginosa |
Bacter |
Cefotaxim |
Nhạy |
Nhạy |
Nhạy |
Nhạy |
Nhạy |
Nhạy |
Nhạy kém |
Ceftriaxon |
Nhạy |
Nhạy |
Nhạy |
Nhạy |
Nhạy |
Nhạy |
Nhạykém |
Ceftazidim (Cefodimex, Nefitaz) |
Nhạy |
Nhạy |
Nhạy |
Nhạy |
Nhạy |
Nhạy |
Nhạy kém |
Cefixim |
Nhạy |
Nhạy |
Nhạy |
Nhạy |
Nhạt |
Nhạy |
- |
Cephalosporin thế hệ 4: Cefepim (Maxipim)
Tốt hơn cefotaxime trên H. influenza, N. gonnorrhoea và N. meningitis. Tương đương cefotaxime và hơn ceftazidime trên Streptoccocci và MRSA. Tương đương ceftazidime trên P. aeruginosa
Bất hoạt: MRSA, B. fragilis, MAC, M.tuberculosis
Tài liệu tham khảo
- Burke A. Cunha, Antibiotic essentials, 7 th edition, 2008, Physicians’ Press.
- David N. Gilbert, Robert C. Moellering et al., The Sanford guide to antimicrobial therapy, 2007, 37th edition, p. 14,15,16,17,44.
- Mark H. Beers, Robert S. Porter et al., The Merck manual of diagnosis and therapy, 2006, p. 2083-2087
- Layrance Brunton, Keith Parker, Donald Blumenthal Iain Buxton, Goodman & Gilman’s Manual of Pharmacology and Therapeutics, 2008, Mc Graw Hill Medical, p. 709-839.
- Fauci, Brauwald, Kasper et al., Harrison’s Principles of Internal Medicine, 17th edition, V.I, 2008, Mc Graw Hill Medical, p. 821-835.
- Y. Mouton, Y. Deboscker, A. Thabaut, H. Drugeon, Antibiotiques Antibiotherapie, 1991, Bristol-Myers Squibb.
Việc bẻ, nghiền viên nén không bao, bao phim, bao đường hoặc mở viên nang giải phóng dược chất tức thì không làm thay đổi sinh khả dụng của thuốc và giúp bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt hơn
Trẻ em không phải người lớn thu nhỏ. Các yếu tố dược động học ở trẻ sơ sinh thay đổi liên tục do sự phát triển nhanh về sinh lý. Tiêm tĩnh mạch thường được sử dụng trong điều trị cho trẻ sơ sinh, đặc biệt khi trẻ đang điều trị tại đơn vị chăm sóc tích cực. Khi tiêm tĩnh mạch, hiệu quả gần như tức thời. Hầu hết các loại thuốc tiêm tĩnh mạch cho trẻ sơ sinh có những yêu cầu riêng về độ pha loãng và/hoặc tốc độ truyền.
Trong giai đoạn năm 2018-2021, Mạng lưới An toàn Chăm sóc Sức khỏe Quốc gia (NHSN) đã báo cáo rằng 0,4% (n = 1.951) các ca nhiễm trùng mắc phải tại bệnh viện (HAI) ở Hoa Kỳ nguyên nhân do Acinetobacter spp. gây ra. Trong số này có 28-45% không nhạy cảm với kháng sinh carbapenem (tức là trung gian hoặc đề kháng).
Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng (RCT), BLING III cung cấp bằng chứng việc sử dụng truyền liên tục (CI) so với truyền ngắt quãng piperacillin/tazobactam và meropenem trên bệnh nhân nặng bị nhiễm trùng huyết. Điều này được củng cố bởi một đánh giá tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp (SRMA) của 18 RCT về CI hoặc truyền kéo dài (EI) (thời gian từ 3–4 giờ) các kháng sinh beta-lactam. Thách thức hiện nay là chuyển đổi CI như một tiêu chuẩn chăm sóc cho bệnh nhân nặng bị nhiễm trùng huyết. Các cân nhắc chính bao gồm các vấn đề sau:
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Alabama tại Birmingham, đã tiến hành phân tích dữ liệu thứ cấp trên đối tượng phụ nữ tăng huyết áp mạn tính trong thai kỳ, so sánh với phương pháp điều trị chính. Tăng huyết áp mạn tính nhẹ trong nghiên cứu được định nghĩa là huyết áp 140-159/90-104 mmHg trước 20 tuần của thai kỳ.
Nội dung chi tiết vui lòng xem file đính kèm