Thông tin thuốc tháng 04/2015
Tổng kết báo cáo ADR năm 2014 tại bệnh viện Từ Dũ
Tổng số báo cáo ADR trong năm 2014 tại Bệnh viện Từ Dũ từ các khoa phòng là 110 báo cáo, là một trong 10 bệnh viện báo cáo ADR nhiều nhất năm 2014 trên cả nước. Số lượng báo cáo ADR năm 2014 giảm 06 báo cáo so với số lượng báo cáo ADR năm 2013 (116 báo cáo)
Số lượng báo cáo ADR từ năm 2010 đến năm 2014
1.Phân bố theo tháng:
Nhận xét:
Số lượng báo cáo ADR phân bố tương đối đều trong các tháng, trung bình 9.2 báo cáo/tháng, tập trung nhiều hơn vào tháng 5 với 16 báo cáo chiếm tỷ lệ 14.5%. Số lượng báo cáo ADR nhận được ít nhất vào tháng 11 với 3 báo cáo chiếm tỷ lệ 2.7%
2.Phân bố số báo cáo ADR theo Khoa:
Nhận xét:
Số lượng báo cáo ADR từ khoa GMHS cao nhất với 26 báo cáo chiếm tỷ lệ 23.6%, tiếp theo là khoa Hậu sản N với 25 báo cáo chiếm tỷ lệ 22.7%, Khoa Sanh với 19 báo cáo chiếm tỷ lệ 17.3%, Khoa Phụ với 11 báo cáo chiếm tỷ lệ 10%. Đây là các Khoa thực hiện tốt việc báo cáo ADR kịp thời nhằm cung cấp thông tin về các phản ứng có hại của thuốc về Trung tâm ADR Quốc Gia.
Các khoa không có báo cáo ADR trong năm 2014 gồm:
Khoa Hậu Sản H, Khoa Hậu Sản M, Khoa Nội Soi.
3. Phân bố số báo cáo ADR theo người báo cáo
|
Số báo cáo ADR |
Tỷ lệ |
Bác sĩ |
90 |
81.8% |
Dược sĩ |
07 |
6.4% |
NHS |
13 |
11.8% |
Nhận xét: Đối tượng báo cáo ADR chủ yếu là Bác sĩ với 90 báo cáo chiếm tỷ lệ 81.8%, có tăng so với năm 2013 (59.5%), tiếp theo là Dược sĩ với 07 báo cáo chiếm tỷ lệ 6.4%, Nữ hộ sinh với 13 báo cáo chiếm tỷ lệ 11.8%
4. Phân bố số báo cáo ADR theo nhóm thuốc
STT |
Nhóm thuốc |
Số báo cáo ADR |
Tỷ lệ |
1 |
Kháng sinh |
49 |
44.5% |
2 |
Thuốc giảm đau |
23 |
20.9% |
3 |
Oxytocin |
15 |
13.6% |
4 |
Thuốc gây mê, tê |
6 |
5.5% |
5 |
Thuốc ung thư |
5 |
4.5% |
6 |
Thuốc đặt phụ khoa |
5 |
4.5% |
7 |
Thuốc khác |
7 |
6.5% |
Nhận xét: Kháng sinh là nhóm thuốc có tỷ lệ báo cáo ADR nhiều nhất với 49 báo cáo chiếm tỷ lệ 44.5%, tiếp theo là nhóm thuốc giảm đau với 23 báo cáo chiếm tỷ lệ 20.9%, oxytocin với 15 báo cáo chiếm tỷ lệ 13.6%.
5. Phân bố số báo cáo ADR theo cơ địa bệnh nhân
Nhận xét: Số báo cáo ADR trên bệnh nhân không có tiền căn dị ứng thuốc là 88 báo cáo chiếm tỷ lệ 80%. Số báo cáo ADR trên bệnh nhân có tiền căn dị ứng thuốc là 22 báo cáo chiếm tỷ lệ 20%, giảm so với năm 2013 (36.21%) thể hiện nhân viên y tế có sự quan tâm trong việc khai thác tiền sử dị ứng của bệnh nhân, do vậy nên theo dõi sát bệnh nhân khi chỉ định sử dụng thuốc để kịp thời xử trí ADR.
6. Những thuốc được báo cáo nhiều nhất
Các thuốc nghi ngờ gây phản ứng có hại xuất hiện nhiều nhất trong các báo cáo ADR thuộc 2 nhóm chính là:
- Nhóm thuốc kháng sinh (49 báo cáo) với đại diện là Cefotaxim, Cefazolin, Metronidazol trong đó Cefotaxim chiếm tỷ lệ cao nhất với 23.6% (26 báo cáo)
- Nhóm thuốc kháng viêm giảm đau (23 báo cáo) với đại diện là Diclofenac, Ketoprofen, Paracetamol trong đó Diclofenac chiếm tỷ lệ cao nhất với 14.5% (16 báo cáo)
7. Những phản ứng ADR nặng, điển hình:
STT |
Tên thuốc |
Phản ứng ADR |
Khoa |
Kết quả thẩm định từ TTDI&ADR |
|
Troypofol |
Tụt huyết áp (80/50mmHg), đỏ da toàn thân, sung huyết kết mạc -> Sốc phản vệ |
GMHS |
Đánh giá: Có khả năng có mối liên hệ giữa các thuốc và phản ứng phản vệ, sốc phản vệ Propofol: - Phản ứng phản vệ, sốc phản vệ: > 1/100 (DTQG 2009) - Có 2 báo cáo sốc phản vệ (50%), 1 báo cáo về tụt huyết áp (25%)/4 báo cáo liên quan propofol (CSDLQG 2010-2012)- Có 97 báo cáo về phản ứng phản vệ và sốc phản vệ (12,6%)/767 báo cáo liên quan đến propofol (WHO 2013) - Phản ứng phản vệ, sốc phản vệ: hiếm gặp (Micromedex 2.0) - Có 5 báo cáo sốc phản vệ (83,3%)/6 báo cáo liên quan atracurium (CSDLQG 2010-2012) - Có 51 báo cáo về phản ứng phản vệ và sốc phản vệ (44%)/ 116 báo cáo liên quan đến Atracurium (WHO 2013) |
|
Vicizolin 1g (Cefazolin) |
Đỏ và xung huyết kết mạc mắt, đỏ tay, tụt huyết áp nghiêm trọng, mạch không bắt được ->Sốc phản vệ |
GMHS |
Đánh giá: Chắc chắn có mối liên hệ giữa thuốc và sốc phản vệ Cefazolin: -Phản ứng phản vệ: có thể gặp (Micromedex 2.0) -Có 06 báo cáo phản ứng phản vệ, sốc phản vệ (12,8%)/47 báo cáo liên quan cefazolin (DLQG 2010-2012) |
Mẩn đỏ hai cánh tay, khó thở →Phản ứng phản vệ |
Khoa Sanh |
Đánh giá: Chắc chắn có mối liên hệ giữa thuốc và phản ứng phản vệ Cefazolin: -Phản ứng phản vệ: có thể gặp (Micromedex 2.0) -Có 06 báo cáo phản ứng phản vệ, sốc phản vệ (12,8%)/47 báo cáo liên quan cefazolin (DLQG 2010-2012) |
||
|
Clefiren 1g (Cefotaxim) |
Choáng váng, khó thở, tăng huyết áp, mạch nhanh → Phản ứng phản vệ |
GMHS |
Đánh giá: Chắc chắn có mối liên hệ giữa thuốc và phản ứng phản vệ Cefotaxim: - Khó thở, huyết áp tăng: đã được ghi nhận (Micromedex 2.0, Vigibase) -Có 48 báo cáo phản ứng khó thở (5,5%), 3 báo cáo tăng huyết áp (0,3%), 14 báo cáo về mạch nhanh (1,6%)/ 877 báo cáo liên quan đến cefotaxim (CSDLQG 2010-2012) |
|
Human albumin Baxter
|
Lạnh run, mệt, khó thở, nhịp tim nhanh, phổi ran rít → Phản ứng phản vệ |
GMHS |
Đánh giá: Chắc chắn có mối liên hệ giữa thuốc và phản ứng ADR Albumin: - Sốc phản vệ: ít gặp (DTQG 2009) - Có 5 báo cáo về phản ứng phản vệ ((17,2%)/29 báo cáo liên quan đến albumin (DI&ADR 2012) |
|
Oxylpan 5đv (Oxytocin) |
5 phút sau khi tiêm tĩnh mạch chậm, bệnh nhân chóng mặt, nôn ói, khó thở, nhức đầu |
Khoa Phụ |
Đánh giá: Chắc chắn có mối liên hệ giữa thuốc và phản ứng ADR Oxytocin: -Nhức đầu, buồn nôn: 1/1000-1/100, khó thở, nôn ói, chóng mặt: <1/1000 (DTQG 2009) - Có 7 báo cáo về buồn nôn (4,5%), 7 báo cáo về nôn (4,5%), 2 báo cáo về chóng mặt (1,3%), 5 báo cáo về đau đầu (3,2%), 4 báo cáo về khó thở (2,5%), 7 báo cáo về phản ứng phản vệ (4,5%)/157 báo cáo liên quan đến oxytocin (WHO 2013) - Có 2 báo cáo về phản ứng phản vệ và sốc phản vệ (10,5%)/19 báo cáo liên quan đến oxytocin (CSDLQG 2011) |
|
Spasmaverin (Alverin) |
Sau 10 uống thuốc, bệnh nhân thấy ngứa, đỏ mặt, khó thở, hỏi không trả lời được, nổi mẩn khắp người, phù mặt |
Khoa khám tiền sản |
Đánh giá: Chắc chắn có mối liên hệ giữa thuốc và phản ứng ADR - Phản ứng phản vệ: hiếm gặp (DTQG 2009) - Không có báo cáo về phản ứng phản vệ/5 báo cáo liên quan đến alverin (CSDLQG 2011) - Có 6 báo cáo phản ứng phản vệ (4,8%)/ 126 báo cáo liên quan đến alverin (Vigilyze 1985-2013) |
|
Vinphatocin 5UI Methylergometrine |
2 tay chân đỏ, mạch nhanh sau đó rối loạn nhịp tim, phân ly nhĩ thất, huyết áp tụt 40/30mmHg à30/20mmHg → Phản ứng phản vệ |
GMHS |
Đánh giá: Có khả năng có mối liên hệ giữa thuốc và phản ứng ADR Oxytocin: - Sốc phản vệ: tỷ lệ: <1/1000 (DTQG 2009) - Có 2 báo cáo phản ứng phản vệ (10.5%)/17 báo cáo liên quan oxytocin (CSDLQG 2011) Methylergometrine: - Phản ứng quá mẫn, sốc đã được ghi nhận (Micromedex 2.0, Martindale) - Không có báo cáo về phản ứng phản vệ hay sốc phản vệ/ 2 báo cáo liên quan đến methylergometrine (CSDLQG 2011) - Có 1 báo cáo về sốc phản vệ (0.8%)/122 báo cáo liên quan đến methylergometrine (Vigibase 2011)
|
|
Nisitanol (Nefopam)
Paracetamol Kabi |
Nổi mẩn đỏ ở mặt, ngực, tay và ngứa |
GMHS |
Đánh giá: Có khả năng có mối liên hệ giữa thuốc và phản ứng ADR Nefopam: - Có 2 báo cáo về mẩn đỏ, ngứa (14,3%)/ 14 báo cáo liên quan đến nefopam (CSDLQG 2010-2012) Paracetamol: - Phản ứng quá mẫn ngoài da: ít gặp 1/1000-1/100 (DTQG 2009) - Có 241 báo cáo về mẩn đỏ, ngứa (55,3%)/ 436 báo cáo liên quan Paracetamol (CSDLQG 2010-2012) |
|
Spasless (Phloroglucinol) |
Mẩn đỏ, ngứa khắp người, đỏ mặt, phù mi mắt, mạch nhanh 130 lần/phút, huyết áp 95/60mmHg |
Khoa Sanh |
Đánh giá: Có thể có mối liên hệ giữa thuốc và phản ứng ADR Phloroglucinol: - Phản ứng phản vệ, sốc phản vệ: có thể gặp (Micromedex 2.0) -Có 3 báo cáo về phản ứng phản vệ (3,1%)/96 báo cáo liên quan Phloroglucinol (WHO 2014) |
|
Quinvaxem OPV Rotarix |
Da xanh, tím quanh môi, lừ đừ, khó thở → Phản ứng phản vệ |
Phòng khám trẻ |
Đánh giá: Có khả năng có mối liên hệ giữa thuốc và phản ứng ADR Quinvaxem: - Có 16 trường hợp tử vong (30,8%)/ 52 báo cáo liên quan đến Quinvaxem (CSDLQG 2013) OPV: - Có 3 báo cáo liên quan đến OPV (CSDLQG 2013) Rotarix: - Có 3 báo cáo liên quan đến Rotarix (CSDLQG 2013) |
Trẻ em không phải người lớn thu nhỏ. Các yếu tố dược động học ở trẻ sơ sinh thay đổi liên tục do sự phát triển nhanh về sinh lý. Tiêm tĩnh mạch thường được sử dụng trong điều trị cho trẻ sơ sinh, đặc biệt khi trẻ đang điều trị tại đơn vị chăm sóc tích cực. Khi tiêm tĩnh mạch, hiệu quả gần như tức thời. Hầu hết các loại thuốc tiêm tĩnh mạch cho trẻ sơ sinh có những yêu cầu riêng về độ pha loãng và/hoặc tốc độ truyền.
Trong giai đoạn năm 2018-2021, Mạng lưới An toàn Chăm sóc Sức khỏe Quốc gia (NHSN) đã báo cáo rằng 0,4% (n = 1.951) các ca nhiễm trùng mắc phải tại bệnh viện (HAI) ở Hoa Kỳ nguyên nhân do Acinetobacter spp. gây ra. Trong số này có 28-45% không nhạy cảm với kháng sinh carbapenem (tức là trung gian hoặc đề kháng).
Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng (RCT), BLING III cung cấp bằng chứng việc sử dụng truyền liên tục (CI) so với truyền ngắt quãng piperacillin/tazobactam và meropenem trên bệnh nhân nặng bị nhiễm trùng huyết. Điều này được củng cố bởi một đánh giá tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp (SRMA) của 18 RCT về CI hoặc truyền kéo dài (EI) (thời gian từ 3–4 giờ) các kháng sinh beta-lactam. Thách thức hiện nay là chuyển đổi CI như một tiêu chuẩn chăm sóc cho bệnh nhân nặng bị nhiễm trùng huyết. Các cân nhắc chính bao gồm các vấn đề sau:
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Alabama tại Birmingham, đã tiến hành phân tích dữ liệu thứ cấp trên đối tượng phụ nữ tăng huyết áp mạn tính trong thai kỳ, so sánh với phương pháp điều trị chính. Tăng huyết áp mạn tính nhẹ trong nghiên cứu được định nghĩa là huyết áp 140-159/90-104 mmHg trước 20 tuần của thai kỳ.
Nội dung chi tiết vui lòng xem file đính kèm
Nhiễm trùng huyết – sepsis - vẫn là một trong những nguyên nhân gây tử vong lớn nhất trên thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính 11 triệu người tử vong mỗi năm do tình trạng này. Các yếu tố chính của việc quản lý sepsis là chẩn đoán sớm, liệu pháp kháng sinh kinh nghiệm sớm và phù hợp, với biện pháp kiểm soát nguồn gây bệnh thích hợp và bảo tồn chức năng các cơ quan.