Thông tin thuốc tháng 05/2015
Nội dung: Tổng kết công tác báo cáo Phản ứng có hại của thuốc (ADR) năm 2014 từ các cơ sở khám chữa bệnh của 63 tỉnh thành trong cả nước.
I. THÔNG TIN CHUNG
1.1. Tổng số báo cáo ADR:
- Từ ngày 15/12/2013 đến ngày 15/12/2014 tổng số báo cáo ADR trung tâm DI & ADR Quốc gia đã tiếp nhận và xử lý: 8513 (đạt 94 báo cáo/1 triệu dân)
- Cơ sở khám, chữa bệnh: 7787 báo cáo, có 2770 báo nghiêm trọng (39.4%).
- Đơn vị sản xuất, kinh doanh dược phẩm: 640 báo cáo có 12 báo cáo trùng với cơ sở điều trị.
- Báo cáo tự nguyện có chủ đích (TSR): 98 báo cáo gửi từ các cơ sở điều trị HIV/AIDS.
Bảng 1: Số lượng báo cáo năm 2014 lũy tiến theo từng tháng
1.2. Phân loại báo cáo ADR:
|
Số lượng báo cáo |
Tỷ lệ % (n=8513) |
Phản ứng có hại của thuốc |
8415 |
98.8 % |
Chất lượng thuốc |
82 |
1.0 % |
Sai sót trong sử dụng thuốc |
0 |
0.0 % |
Khác |
16 |
0.2 % |
Bảng 2: Phân loại báo cáo ADR
1.3. Số lượng báo cáo liên quan đến thuốc sử dụng trong các chương trình Quốc gia và y học cổ truyền:
|
Số lượng báo cáo |
Tỷ lệ % |
Thuốc điều trị lao |
1003 |
11.8 |
Thuốc điều trị sốt rét |
140 |
1.6 |
Thuốc điều trị HIV/AIDS |
558 |
6.6 |
Vắc xin và sinh phẩm y tế |
288 |
3.4 |
Thuốc y học cổ truyền |
36 |
0.4 |
Bảng 3 : Tỷ lệ báo cáo liên quan đến thuốc sử dụng trong chương trình y tế Quốc gia và nguồn gốc dược liệu.
1.4. Các đơn vị gửi báo cáo:
- 63/63 tỉnh, thành phố đã gửi báo cáo ADR trong năm 2014.
- 691 cơ sở khám, chữa bệnh đã gửi báo cáo ADR
Số TT |
Tên bệnh viện |
Tỉnh/Thành phố |
Số lượng báo cáo |
Tỷ lệ % |
1 |
Bệnh viện Bạch Mai |
Hà Nội |
340 |
4.4% |
2 |
Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch |
Tp. Hồ Chí Minh |
305 |
3.9% |
3 |
Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng |
Đà Nẵng |
157 |
2.0% |
4 |
Bệnh viện Phụ sản Trung Ương |
Hà Nội |
155 |
2.0% |
5 |
Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí |
Quảng Ninh |
154 |
2.0% |
6 |
Bệnh viện Đa khoa Quảng Ninh |
Quảng Ninh |
135 |
1.7% |
7 |
Bệnh viện Hùng Vương |
Tp. Hồ Chí Minh |
127 |
1.6% |
8 |
Bệnh viện Từ Dũ |
Tp. Hồ Chí Minh |
115 |
1.5% |
9 |
Bệnh viện Da Liễu |
Tp. Hồ Chí Minh |
112 |
1.4% |
10 |
Bệnh viện Nhân Dân Gia Định |
Tp. Hồ Chí Minh |
106 |
1.4% |
Bảng 4: Danh sách 10 cơ sở khám chữa bệnh gửi báo cáo nhiều nhất
1.5. Đối tượng báo cáo
Đối tượng gửi báo cáo |
Số lượng |
Tỷ lệ % |
Bác sĩ – Y sĩ |
2821 |
36.2 |
Dược sĩ |
2690 |
34.5 |
Điều dưỡng – Nữ hộ sinh |
1639 |
21.0 |
Khác |
116 |
1.5 |
Không có thông tin |
521 |
6.7 |
Tổng |
7787 |
100.0 % |
Bảng 5: Thông tin về đối tượng gửi báo cáo
1.6.Thông tin người bệnh
- Trong độ tuổi lao động (18 – 60 tuổi) chiếm đa số: 63,3%
- Người cao tuổi (> 60): 17.4%
- Trẻ từ 1 đến 12 tuổi: 8.8%
- Trẻ dưới 1 tuổi: 5.5%
Trong đó: Nam 3620 (47.0 %); Nữ 4051 (52.6%) và không có thông tin 34 (0.4%)
1.7. Phân loại thuốc nghi ngờ theo họ dược lý
Stt |
Nhóm thuốc |
Tổng số |
Tỉ lệ % |
1 |
Kháng sinh beta-lactam khác (Cephalospori thế hệ 1 – 4, Carbapenem...) |
2497 |
32. 1 |
2 |
Thuốc điều trị lao |
1030 |
13.3 |
3 |
KHáng sinh nhóm Aminoglycosid |
594 |
7.6 |
4 |
Kháng sinh nhóm beta-lactam, họ penicillin |
545 |
7.0 |
5 |
Kháng sinh nhóm quinolon |
512 |
6.6 |
6 |
Chống viêm, chống thấp khớp |
501 |
6.4 |
7 |
Thuốc kháng virus |
472 |
6.1 |
8 |
Thuốc giảm đau và hạ sốt khác |
240 |
3.1 |
9 |
Thuốc điều trị sốt rét |
240 |
3.1 |
10 |
Các kháng sinh nhóm khác |
225 |
2.9 |
Bảng 6: Các nhóm dược lý được báo cáo nhiều nhất
1.8. Phân loại thuốc nghi ngờ theo đường dùng
Stt |
Đường dùng |
Tổng số |
Tỉ lệ% |
1 |
Uống |
3416 |
44.0 |
2 |
Tiêm, truyền tĩnh mạch |
2998 |
38.6 |
3 |
Tiêm bắp |
716 |
9.2 |
4 |
Test da |
436 |
5.6 |
5 |
Thuốc đặt |
226 |
2.9 |
6 |
Tiêm dưới da |
93 |
1.2 |
7 |
Thuốc ngậm |
31 |
0.4 |
8 |
Khác |
248 |
3.2 |
9 |
Không có thông tin |
1298 |
16.7 |
Bảng 7: Tổng hợp báo cáo theo đường dùng thuốc
1.9. Các thuốc nghi ngờ được báo cáo nhiều nhất
Stt |
Hoạt chất |
Tổng số |
Tỉ lệ% |
1 |
Cefotaxim |
829 |
10.7 |
2 |
Streptomycin |
451 |
5.8 |
3 |
Ceftriaxon |
396 |
5.1 |
4 |
Ceftazidim |
378 |
4.9 |
5 |
Diclofenac |
353 |
4.5 |
6 |
Ciprofloxacin |
291 |
3.7 |
7 |
Rifampicin/isoniazid/pyrazinamid |
230 |
3.0 |
8 |
Amoxicillin/acid clavulanic |
201 |
2.6 |
9 |
Cefuroxim |
179 |
2.3 |
10 |
Ethambutol |
176 |
2.3 |
Bảng 8: Danh sách 10 thuốc nghi ngờ được báo cáo nhiều nhất
II. KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH VÀ PHẢN HỒI BÁO CÁO ADR
Tổng số báo cáo đã được nhóm chuyên gia thẩm định và được Trung tâm DI & ADR Quốc
gia phản hồi cho cán bộ y tế năm 2014 là 4265 báo cáo. Ưu tiên các báo cáo khẩn, báo cáo nghiêm trọng và báo cáo từ chương trình y tế Quốc gia (HIV, lao, sốt rét).
Mối quan hệ nhân quả giữa thuốc và ADR được nhóm chuyên gia thẩm định đánh giá theo thang đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) như sau:
Mức quy kết |
Số lượng |
Tỷ lệ % |
Chắc chắn |
1677 |
26.4 |
Có khả năng |
4861 |
47.9 |
Có thể |
1925 |
19.0 |
Không chắc chắn |
805 |
5.0 |
Chưa phân loại được |
41 |
0.4 |
Không thể phân loại được |
136 |
1.3 |
Tổng |
10148 |
100.0 % |
Bảng 9: Thông tin về quy kết quan hệ giữa ADR và thuốc
Những diễn biến của ADR đã được ghi nhận:
Diễn biến |
Số lượng |
Tỷ lệ % |
Hồi phục không có di chứng |
2634 |
61.8 |
Hồi phục có di chứng |
34 |
0.8 |
Tử vong không liên quan đến thuốc |
2 |
0.0 |
Tử vong do phản ứng có hại của thuốc |
46 |
1.1 |
Đang hồi phục |
891 |
20.9 |
Chưa hồi phục |
75 |
1.8 |
Không rõ |
583 |
13.7 |
Tổng |
4265 |
100.0% |
Bảng 10: Diễn biến của ADR được ghi nhận năm 2014
Các cơ sở khám chữa bệnh cần lưu ý: Phải có hộp chống sốc phản vệ theo Thông tư 08/1999-TT-BYT ngày 4/5/1999 của Bộ y tế Hướng dẫn phòng và cấp cứu sốc phản vệ.
Trong năm 2014 Trung tâm DI & ADR Quốc gia đã tiếp nhận 8513 báo cáo ADR tương ứng với 94.9 báo cáo /1 triệu dân, tăng gấp 1.4 lần so với năm 2013. Tuy nhiên, tỷ lệ báo cáo vẫn thấp so với tiêu chuẩn hệ thống Cảnh giác dược hoạt động có hiệu quả của Tổ chức Y tế thế giới (200 báo cáo/1 triệu dân). Nhìn chung chất lượng báo cáo đã cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn tồn tại báo cáo thiếu thông tin gây khó khăn cho công tác thẩm định. Để đạt hiệu quả cao trong công tác báo cáo ADR, Trung tâm DI & ADR Quốc gia đề nghị:
- Các cơ quan quản lý của Bộ y tế, Sở y tế tỉnh/thành phố, y tế ngành tăng cường triển khai các văn bản hướng dẫn về công tác giám sát phản ứng có hại của thuốc tới các cơ sở khám, chữa bệnh và các đơn vị trong phạm vi quản lý chuyên môn của mình.
- Các cơ sở khám, chữa bệnh xây dựng quy trình báo cáo ADR tại đơn vị, phổ biến các văn bản hướng dẫn của Bộ y tế liên quan đến công tác giám sát phản ứng có hại của thuốc tới cán bộ y tế trong đơn vị. Khuyến khích và hỗ trợ cán bộ y tế báo cáo ADR.
- Trung tâm DI & ADR Quốc gia đẩy mạnh công tác thẩm định, phản hồi kịp thời cho cá nhân đơn vị báo cáo đồng thời cung cấp các thông tin chuyên môn từ các cơ sở dữ liệu báo cáo ADR cho các Vụ, Cục chức năng của Bộ y tế để có quyết định phù hợp và kịp thời.
Sốt là triệu chứng phổ biến trong thực hành lâm sàng hàng ngày và một số lượng lớn người bệnh nhập viện do sốt. Nhiều người bệnh được dùng thuốc kháng sinh, thuốc kháng vi-rút, thuốc kháng nấm hoặc thuốc kháng ký sinh trùng, nếu coi nhiễm trùng là nguyên nhân chính. Tuy nhiên, thuốc được dùng để điều trị có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây sốt trong bối cảnh như vậy
Năm 2024, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã ban hành hướng dẫn về việc sử dụng doxycyclin dự phòng sau phơi nhiễm (doxy-PEP) để phòng ngừa bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). Dự phòng sau phơi nhiễm là một chiến lược hoá trị dự phòng, trong đó thuốc được dùng sau khi có khả năng phơi nhiễm để ngăn ngừa nhiễm trùng. Đây là một chiến lược phòng ngừa phổ biến và hiệu quả đối với HIV và các bệnh nhiễm trùng khác, chẳng hạn như bệnh dại và uốn ván. Doxycyclin là một kháng sinh nhóm tetracyclin phổ rộng dung nạp tốt và được khuyến cáo điều trị bệnh chlamydia và là phương pháp thay thế trong điều trị giang mai ở những bệnh nhân không có thai.
Việc bẻ, nghiền viên nén không bao, bao phim, bao đường hoặc mở viên nang giải phóng dược chất tức thì không làm thay đổi sinh khả dụng của thuốc và giúp bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt hơn
Trẻ em không phải người lớn thu nhỏ. Các yếu tố dược động học ở trẻ sơ sinh thay đổi liên tục do sự phát triển nhanh về sinh lý. Tiêm tĩnh mạch thường được sử dụng trong điều trị cho trẻ sơ sinh, đặc biệt khi trẻ đang điều trị tại đơn vị chăm sóc tích cực. Khi tiêm tĩnh mạch, hiệu quả gần như tức thời. Hầu hết các loại thuốc tiêm tĩnh mạch cho trẻ sơ sinh có những yêu cầu riêng về độ pha loãng và/hoặc tốc độ truyền.
Trong giai đoạn năm 2018-2021, Mạng lưới An toàn Chăm sóc Sức khỏe Quốc gia (NHSN) đã báo cáo rằng 0,4% (n = 1.951) các ca nhiễm trùng mắc phải tại bệnh viện (HAI) ở Hoa Kỳ nguyên nhân do Acinetobacter spp. gây ra. Trong số này có 28-45% không nhạy cảm với kháng sinh carbapenem (tức là trung gian hoặc đề kháng).
Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng (RCT), BLING III cung cấp bằng chứng việc sử dụng truyền liên tục (CI) so với truyền ngắt quãng piperacillin/tazobactam và meropenem trên bệnh nhân nặng bị nhiễm trùng huyết. Điều này được củng cố bởi một đánh giá tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp (SRMA) của 18 RCT về CI hoặc truyền kéo dài (EI) (thời gian từ 3–4 giờ) các kháng sinh beta-lactam. Thách thức hiện nay là chuyển đổi CI như một tiêu chuẩn chăm sóc cho bệnh nhân nặng bị nhiễm trùng huyết. Các cân nhắc chính bao gồm các vấn đề sau: