Thông tin thuốc tháng 06/2017: Thông tin về một số thuốc hiện có tại bệnh viện.
1. Nhóm thuốc cầm máu
1.1 Hoạt chất acid tranexamic
- Cơ chế: ức chế phân hủy fibrin bằng cách ức chế hoạt hóa plasminogen thành plasmin, do đó plasmin không được tạo ra. Vì vậy có thể dùng acid tranexamic để điều trị những bệnh chảy máu do phân hủy fibrin có thể xảy ra trong nhiều tình huống lâm sàng bao gồm đa chấn thương và đông máu trong mạch.
- Chỉ định: dùng để điều trị và phòng ngừa chảy máu kết hợp với tăng phân hủy fibrin. Dùng trong thời gian ngắn để phòng và điều trị người bệnh có nguy cơ cao chảy máu trong và sau phẫu thuật (cắt bỏ tuyến tiền liệt, cắt bỏ phần cổ tử cung, nhổ răng ở người hemophili, đái ra máu, rong kinh, chảy máu cam…).
- Không sử dụng cho phụ nữ trong giai đoạn đầu thai kỳ vì nguy cơ gây quái thai. Cân nhắc sử dụng cho phụ nữ có thai khi không còn cách điều trị khác.
- Sử dụng được cho phụ nữ cho con bú ở liều thông thường.
- Dạng bào chế: viên nén bao phim, thuốc tiêm tĩnh mạch.
- Liều lượng, cách dùng:
- Viên nén bao phim Cammic 500mg: sinh khả dụng thấp, chỉ khoảng 35% so với đường tiêm. Liều thường dùng: 2-3 viên (có thể lên tới 4-6 viên) x 2-4 lần/ngày. Thời gian điều trị 3-4 ngày đối với các trường hợp rong kinh, 12-14 ngày đối với các thủ thuật cắt bỏ phần cổ tử cung.
- Thuốc tiêm tĩnh mạch Cammic 250mg/5ml: dùng trong hoặc sau phẫu thuật, sau đó chuyển sang đường uống nếu bệnh nhân ăn uống được. Liều thường dùng 500 – 1000 mg x 2-3 lần/ngày.
1.2 Hoạt chất etamsylate
- Cơ chế: thuốc có tác dụng cầm máu và rút ngắn thời gian chảy máu. Thuốc duy trì sự ổn định của thành mao mạch và hiệu chỉnh sự kết dính tiểu cầu. Etamsylat được dùng để phòng ngừa và xử trí cháy máu ở các mạch máu nhỏ.
- Chỉ định: điều trị ngắn hạn mất máu trong chứng đa kinh, chảy máu do vỡ các mao mạch, chảy máu trong và sau phẫu thuật, phòng và điều trị xuất huyết quanh não thất ở trẻ sơ sinh cân nặng rất thấp.
- Chưa có dữ liệu về độ an toàn của thuốc đối với phụ nữ có thai và cho con bú.
- Thuốc không có tác dụng trong các tình trạng chảy máu do thiếu hụt các yếu tố đông máu và không có tác dụng chống chảy máu từ các mạch máu lớn.
- Liều lượng, cách dùng:
- Phòng và điều trị xuất huyết quanh não thất ở trẻ sơ sinh cân nặng rất thấp: 12,5 mg/kg trong vòng 1 giờ sau sinh, lặp lại mỗi 6 giờ trong vòng 4 ngày cho tới tổng liều 200 mg/kg.
- Kiểm soát chảy máu sau mổ: 250 – 500mg lặp lại mỗi 4-6 giờ
- Đối với cấp cứu: tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch 500-750 mg/lần x 3 lần/ngày.
- Điều trị trước phẫu thuật: tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch 500 mg 1 giờ trước khi mổ.
- Điều trị hậu phẫu: tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch 250 mg/lần x 2 lần/ngày.
- Chế phẩm: Cyclonamine 12,5%, Bivibact 250.
1.3 Hoạt chất carbazochrom (Adrenoxyl 10mg)
- Cơ chế: thuốc có tác dụng chủ yếu lên thành mạch máu, chủ yếu là mao mạch, bằng cách gia tăng sức bền thành mạch. Không có tác dụng lên tiến trình đông máu.
- Chỉ định: dùng để chuẩn bị phẫu thuật ngoài khoa và điều trị xuất huyết do mao mạch. Chưa có dữ liệu về độ an toàn của thuốc đối với phụ nữ có thai và cho con bú.
- Liều lượng, cách dùng:
- Người lớn: 1-3 viên/ngày, uống trước bữa ăn 1 giờ.
- Phòng ngừa trong phẫu thuật: uống vào ngày trước và nửa giờ trước khi mổ.
2. Thuốc aspirin
Liều aspirin khuyến cáo của NICE (National Institute for Health and Clinical Excellence) vương quốc Anh và tổ chức y tế thế giới WHO (World Health Organization) là 75 mg mỗi ngày cho phụ nữ có nguy cơ tiền sản giật. Đồng thời NICE đã khuyến cáo sử dụng aspirin 75 mg không chỉ cho phụ nữ có nguy cơ cao mà cả những phụ nữ có 2 hoặc nhiều yếu tố nguy cơ trung bình bao gồm: mang thai lần đầu, trên 40 tuổi, khoảng thời gian giữa 2 lần mang thai lớn hơn 10 năm, BMI từ 35 trở lên, tiền sử gia đình có tiền sản giật hoặc mang thai nhiều lần
Theo những đồng thuận tại hội nghị sản phụ khoa Việt – Pháp - Châu Á - Thái Bình Dương (VFAP) lần thứ 17 việc sử dụng Aspirin liều thấp đã được chứng minh có hiệu quả trong việc giảm các kết cục xấu ở những thai kỳ có nguy cơ trung bình và cao.
- Sử dụng aspirin liều thấp (75 - 150mg) có thể giúp giảm nguy cơ tiền sản giật, giảm nguy cơ sinh non, giảm nguy cơ tử vong thai và sơ sinh ở những thai phụ có nguy cơ trung bình và cao.
- Không là tăng nguy cơ gây băng huyết sau sanh và không ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ sau sinh.
- Nên sử dụng càng sớm càng tốt tại thời điểm (< 16 - 20 tuần), sử dụng vào buổi chiều tối và ngưng ở thời điểm thai 36 tuần.
- Mặc dù sử dụng với liều thấp nhưng cũng cần lưu ý một số tác dụng không mong muốn, chống chỉ định của thuốc như gây viêm loét dạ dày – tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyệt nội sọ, rối loạn đông máu…
Tài liệu tham khảo
- Thông tin kê toa sản phẩm.
- Mims 2016.
- Dược thư quốc qia Việt Nam 2015.
- Hội nghị sản phụ khoa Việt – Pháp - Châu Á - Thái Bình Dương (VFAP) lần thứ 17
Các loài thuộc chi Candida là một phần của hệ vi sinh vật thường trú trong âm đạo có khoảng 25% ở phụ nữ, do vậy việc phát hiện nấm không đủ để chẩn đoán bệnh. Ước tính có 75% phụ nữ bị nhiễm nấm candida âm đạo ít nhất một lần trong đời. Nồng độ estrogen và tăng sản xuất glycogen ở âm đạo, tình trạng này xảy ra thường gặp và nghiêm trọng hơn trong thai kỳ. Trong thời kỳ mang thai, bệnh có liên quan đến những kết quả bất lợi trong sản khoa như vỡ ối sớm, chuyển dạ sớm, viêm màng ối, nhiễm nấm candida da ở trẻ sơ sinh và nhiễm trùng hậu sản 1. Bệnh viêm âm hộ-âm đạo do nấm candida là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất có triệu chứng gây ngứa và tiết dịch âm đạo. Biểu hiện của bệnh là tình trạng viêm thường gặp ở các loài nấm Candida với các triệu chứng là ngứa và viêm đỏ.
Cách tốt nhất để bảo vệ chống lại bệnh sởi là tiêm vắc xin phòng ngừa sởi, quai bị và rubella (MMR). Trẻ em có thể tiêm vắc xin phòng ngừa sởi, quai bị, rubella và thủy đậu (MMRV) để thay thế. Hầu hết những người được tiêm vắc-xin MMR và MMRV sẽ được bảo vệ suốt đời.
Việc nhai, bẻ, nghiền các loại thuốc viên đôi khi cần thiết trong một số trường hợp. Tuy nhiên, các thuốc có dạng bào chế đặc biệt nếu bị nhai, bẻ, nghiền có thể ảnh hưởng đến tác dụng điều trị và tính an toàn của thuốc. Chẳng hạn như nếu nghiền viên phóng thích chậm hoặc phóng thích kéo dài sẽ gây phóng thích một lượng lớn hoạt chất tại một thời điểm nhất định, gây quá liều thuốc và gây nguy hiểm cho người bệnh. Nghiền viên bao tan trong ruột có thể làm cho thuốc bị bất hoạt ở dạ dày hoặc gây kích ứng cho đường tiêu hóa.
Cúm là một bệnh đường hô hấp cấp tính do vi-rút cúm A hoặc B gây ra, xảy ra thành các đợt bùng phát và dịch bệnh trên toàn thế giới, chủ yếu vào mùa đông. Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong liên quan đến cúm cao hơn ở những phụ nữ mang thai và mới sinh (trong vòng hai tuần sau khi sinh hoặc sảy thai) so với dân số nói chung.
Probiotics được định nghĩa là “các vi sinh vật sống, khi được đưa vào cơ thể với số lượng đủ, sẽ mang lại lợi ích cho sức khỏe của vật chủ”. Các chủng vi khuẩn tạo axit lactic là quan trọng nhất trong thực phẩm và dinh dưỡng, chủng thuộc chi Lactobacillus và Bifidobacterium là những probiotic được sử dụng phổ biến nhất, ngoài ra còn kể đến các chi Bacillus, Streptococcus, Enterococcus, Saccharomyces và Escherichia coli
- Bệnh viện đã thực hiện 378 báo cáo ADR, giảm 7,9% so với năm 2023 (408 báo cáo), tăng 14,2% so với năm 2022 (331 báo cáo).
- Số lượng báo cáo ADR ngoại trú là 18 báo cáo, giảm 3,6 lần so với năm 2023 (66 báo cáo).
- Bệnh viện Từ Dũ được Trung tâm DI&ADR quốc gia xếp hạng 8/991 cơ sở khám chữa bệnh có hoạt động theo dõi ADR hiệu quả trong báo cáo tổng kết ADR quốc gia vào tháng 9/2024.