Ngày 20/06/2024

Thông tin thuốc tháng 06/2024

    ĐỘ AN TOÀN CỦA CÁC THUỐC THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐIỀU TRỊ NÔN VÀ BUỒN NÔN TRONG THAI KỲ

     

    Hoạt chất

    Được cấp phép điều trị nôn và buồn nôn trong thai kỳ (*)

    Hiệu quả trong điều trị nôn và buồn nôn trong thai kỳ

    Liên quan việc làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh

    Lưu ý khác

    Chlorpromazin

    Không được cấp phép, nhưng được áp dụng trên thực hành lâm sàng để điều trị trong nhiều năm qua.

    Các nhà sản xuất khuyên không nên sử dụng thuốc trong thai kỳ, trừ khi thật sự cần thiết.

    Không có thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên đối chứng (RCT) về điều trị nôn và buồn nôn trong thai kỳ.

    Không có bằng chứng gợi ý làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh.

    Sử dụng trong tam cá nguyệt thứ ba đôi khi có thể gây ra tác dụng phụ trên hệ thần kinh ở trẻ sơ sinh như bồn chồn, run, cứng cơ hoặc co cứng (được gọi là tác dụng phụ ngoại tháp) hoặc các triệu chứng cai nghiện.

    Cyclizin

    Không được cấp phép, nhưng được áp dụng trên thực hành lâm sàng để điều trị trong nhiều năm qua.

    Các nhà sản xuất khuyên không nên sử dụng thuốc trong thai kỳ bởi vì chưa chứng minh được độ an toàn.

    Không có thử nghiệm RCT của đơn thuần cyclizin về điều trị nôn và buồn nôn trong thai kỳ.

    Có bằng chứng cũ hơn, chất lượng thấp cho thấy phối hợp cyclizin với pyridoxin có làm giảm buồn nôn và nôn.

    Không có bằng chứng gợi ý làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh.

    Sử dụng trong cuối tam cá nguyệt thứ ba đôi khi có thể gây ra tác dụng phụ ở trẻ sơ sinh như kích thích, bồn chồn và run.

    Doxylamin + pyridoxin

    Được cấp phép duy nhất tại Anh để điều trị nôn và buồn nôn trong thai kỳ. Không sử dụng cho người dưới 18 tuổi

    Một số bằng chứng chất lượng thấp/rất thấp cho thấy có làm giảm triệu chứng so với giả dược.

    Một nghiên cứu nhỏ chất lượng trung bình/thấp cho thấy có thể hiệu quả thấp hơn ondansetron.

    Không có bằng chứng gợi ý làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh.

     

    Metoclopramid

    Không được cấp phép, nhưng được áp dụng trên thực hành lâm sàng như là một lựa chọn hàng thứ hai trong điều trị nôn và buồn nôn trong thai kỳ.  

    Các nhà sản xuất khuyên có thể sử dụng thuốc trong thai kỳ khi cần thiết.

    Có bằng chứng chất lượng cao cho thấy lợi ích trong việc giảm triệu chứng, cường độ buồn nôn và nôn so với giả dược.

    Không có bằng chứng gợi ý làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh.

    Không nên sử dụng quá 5 ngày hoặc sử dụng cho người từ 18 tuổi trở xuống (ngoại trừ không liên quan đến buồn nôn và nôn trong thai kỳ) vì nguy cơ tác dụng phụ trên hệ thần kinh ở phụ nữ. Bao gồm bồn chồn, run, cứng cơ hoặc co cứng (được gọi là tác dụng phụ ngoại tháp).

    Sử dụng vào cuối tam cá nguyệt thứ ba đôi khi có thể gây ra tác dụng phụ ngoại tháp ở trẻ sơ sinh.

    Ondansetron

    Không được cấp phép, nhưng được áp dụng trên thực hành lâm sàng trong điều trị nôn và buồn nôn nặng trong thai kỳ. 

    Các nhà sản xuất khuyên không nên sử dụng thuốc trong tam cá nguyệt thứ nhất.

    Bằng chứng chất lượng trung bình hoặc thấp từ một nghiên cứu nhỏ cho thấy có thể hiệu quả hơn sự phối hợp doxylamin + pyridoxin.

    Tăng nguy cơ em bé sinh ra bị sứt môi hoặc hở hàm ếch (tăng thêm 3/10.000 trường hợp, tức tăng từ 11/10.000 trẻ thành 14/10.000 trẻ).

    Một số bằng chứng cho thấy ondansetron có thể gây ra các vấn đề về tim ở trẻ sơ sinh, nhưng các bằng chứng khác lại không ủng hộ điều này.

     

    Prochlorperazin

    Không được cấp phép, nhưng được áp dụng trên thực hành lâm sàng để điều trị trong nhiều năm qua.

    Các nhà sản xuất khuyên không nên sử dụng thuốc trong thai kỳ trừ khi thật sự cần thiết.

    Không có thử nghiệm (RCT) về điều trị nôn và buồn nôn trong thai kỳ.

    Không có bằng chứng gợi ý làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh.

    Sử dụng trong tam cá nguyệt thứ ba đôi khi có thể gây ra tác dụng phụ trên hệ thần kinh ở trẻ sơ sinh như bồn chồn, run, cứng cơ hoặc co cứng (được gọi là tác dụng phụ ngoại tháp) hoặc các triệu chứng cai nghiện.

    Promethazin

    Không được cấp phép, nhưng được áp dụng trên thực hành lâm sàng để điều trị trong nhiều năm qua.

    Các nhà sản xuất khuyên không nên sử dụng thuốc trong thai kỳ, trừ khi thật sự cần thiết.

    Bằng chứng hạn chế, chất lượng trung bình cho thấy có hiệu quả tương tự về tần suất nôn so với sự phối hợp metoclopramid + pyridoxin.

    Không có bằng chứng gợi ý làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh.

    Sử dụng trong cuối tam cá nguyệt thứ ba đôi khi có thể gây ra tác dụng phụ ở trẻ sơ sinh như kích thích, bồn chồn và run.

    (*): Tại Anh

     Tài liệu tham khảo

    https://www.nice.org.uk/guidance/ng201/resources/table-1-advantages-and-disadvantages-of-different-pharmacological-treatments-for-nausea-and-vomiting-in-pregnancy-pdf-9204302125 (Tham khảo ngày 03/6/2024).

    Ds. Nguyễn Tấn Xuân Trang

    Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ