Thông tin thuốc tháng 10/2012: Thuốc điều trị buồn nôn và nôn trong thai kỳ
Nhóm thuốc kháng histamin
Hoạt chất |
Liều dùng |
Dimenhydrinat |
50-100mg PO 3-4 lần/ngày tùy theo nhu cầu. |
Doxylamin |
10mg PO có thể tới 4 lần/ngày tùy theo nhu cầu. |
Hydroxyzin |
25-100mg PO 4 lần/ngày tùy theo nhu cầu. |
Meclozin (meclizin) |
25-50 mg PO mỗi ngày. |
Promethazin |
25mg PO trước khi ngủ có thể lên tới 100mg/ngày tùy theo nhu cầu. |
Trimethobenzamid |
250mg PO 3-4 lần/ngày tùy theo nhu cầu. |
PO: per os (đường uống)
IM:intramuscular injection (tiêm bắp)
IV: intravenous injection (tiêm tĩnh mạch)
Một số lưu ý khi sử dụng
- Không có bằng chứng chứng minh rằng liều điều trị của các thuốc kháng histamin có liên quan tới tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh.
- Phản ứng bất lợi:
- Ức chế hệ thần kinh trung ương bao gồm: buồn ngủ, mệt mỏi, chóng mặt, mất phối hợp vận động.
- Tác dụng an thần có xu hướng giảm sau khi sử dụng liên tục.
- Nhức đầu, suy giảm tâm lý, khô miệng, nhìn mờ, bí tiểu, táo bón và trào ngược dạ dày thực quản, buồn nôn/nôn, tiêu chảy, đau thượng vị, đánh trống ngực, loạn nhịp tim.
- Sử dụng cẩn thận ở những bệnh nhân có bệnh glaucoma góc đóng, bí tiểu, động kinh, suy gan, suy thận.
II. Nhóm thuốc phenothiazines
Hoạt chất |
Liều dùng |
Chlorpromazin |
10-25mg PO 3-4 lần/ngày theo nhu cầu. |
Prochlorperazin |
5-10mg PO 3-4 lần/ngày theo nhu cầu. |
Một số lưu ý khi sử dụng
- Phenothiazin (chlorpromazin, prochlorperazin) có hiệu quả trong điều trị buồn nôn và nôn dạng nặng.
- Phản ứng bất lợi: tác dụng kháng cholinergic (khô miệng, bí tiểu, nhìn mờ, táo bón), ảnh hưởng trên hệ thần kinh trung ương (an thần, tác dụng ngoại tháp), các tác dụng phụ khác (quá mẫn, phản ứng với ánh sáng).
- Chống chỉ định ở những bệnh nhân có tiền sử trầm cảm, hôn mê, ức chế tủy xương, khối u tuyến thượng thận, khối u phụ thuộc prolactin.
- Sử dụng thận trọng ở những bệnh nhân suy gan, suy thận, bệnh lý tim mạch, bệnh lý mạch máu não hoặc bệnh lý hô hấp, glaucoma góc đóng, tiền sử vàng da, bệnh Parkinson, suy giáp, nhược cơ nặng, liệt ruột, bí tiểu, động kinh, co giật, nhiễm trùng cấp tính hoặc giảm bạch cầu…
- Bệnh nhân nên nằm trong ít nhất 30 phút sau khi tiêm chlorpromazin, giám sát chặt chẽ huyết áp khi sử dụng thuốc.
III. Thuốc ức chế thụ thể dopamin, kích thích nhu động ruột –dạ dày
- Liều dùng của metoclopramid:
5-10 mg PO3 lần/ngày theo nhu cầu hoặc
5-10 mg IM/IV mỗi 8h theo nhu cầu.
- Không có bằng chứng kết luận hậu quả gây dị tật bẩm sinh khi người mẹ sử dụng metochlopramid trong ba tháng đầu thai kỳ.
- Tác dụng phụ: ảnh hưởng hệ thần kinh trung ương (buồn ngủ, chóng mặt, nhức đầu, bồn chồn và trầm cảm, các triệu chứng ngoại tháp), ảnh hưởng trên hệ tiêu hóa (tiêu chảy), ảnh hưởng trên tim mạch (tăng huyết áp, hạ huyết áp).
IV. Vitamin
- Liều dùng của pyridoxin:
10-25mg PO 3 lần/ngày hoặc
10 mg pyridoxin kết hợp với 10mg doxylamin tùy theo triệu chứng có thể sử dụng tới 3 lần/ngày.
-
Sự kết hợp doxylamin/pyridoxin được coi là lựa chọn đầu tay điều trị buồn nôn và nôn trong thai kỳ dựa trên các bằng chứng xác minh cho tính hiệu quả và an toàn của nó. Doxylamin là một chất đối kháng thụ thể H1 đã được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị buồn nôn và nôn trong thai kỳ. Pyridoxin là co-enzym vận chuyển các acid amin và đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa protein.
-
Pyridoxin không có tác dụng gây quái thai và ít có khả năng gây ra các tác dụng phụ hơn so với thuốc chống nôn kháng histamin, nhưng bằng chứng về lợi ích của nó trong điều trị buồn nôn và nôn ở giai đoạn đầu của thai kỳ vẫn còn hạn chế. Pyridoxin liều cao bổ sung trong thời gian dài đã được báo cáo gây ra các bệnh lý về thần kinh.
V. Thảo dược
Gừng: 1g PO mỗi ngày x 4 ngày.
VI. Điều trị hỗ trợ
Bên cạnh sử dụng thuốc để điều trị buồn nôn và nôn trong thai kỳ, khuyến cáo thai phụ thay đổi lối sống có thể cải thiện được tình trạng này.
- Chế độ ăn uống: chia nhỏ bữa ăn, ăn nhiều bữa với lượng thức ăn ít hơn, ăn chế độ ăn nhiều tinh bột, ít chất béo. Hạn chế các thức ăn cứng, các thức ăn có mùi vị khó chịu.
- Tăng thời gian nghỉ ngơi, tránh tình trạng mệt mỏi.
Tài liệu tham khảo
1. Disease management, Nausea and Vomiting in Pregnancy, Mims obstetrics and gynecology guide 2011, 3rd edition, PP 174-8.
2. Dược thư quốc gia Việt Nam 2011.
Sốt là triệu chứng phổ biến trong thực hành lâm sàng hàng ngày và một số lượng lớn người bệnh nhập viện do sốt. Nhiều người bệnh được dùng thuốc kháng sinh, thuốc kháng vi-rút, thuốc kháng nấm hoặc thuốc kháng ký sinh trùng, nếu coi nhiễm trùng là nguyên nhân chính. Tuy nhiên, thuốc được dùng để điều trị có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây sốt trong bối cảnh như vậy
Năm 2024, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã ban hành hướng dẫn về việc sử dụng doxycyclin dự phòng sau phơi nhiễm (doxy-PEP) để phòng ngừa bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). Dự phòng sau phơi nhiễm là một chiến lược hoá trị dự phòng, trong đó thuốc được dùng sau khi có khả năng phơi nhiễm để ngăn ngừa nhiễm trùng. Đây là một chiến lược phòng ngừa phổ biến và hiệu quả đối với HIV và các bệnh nhiễm trùng khác, chẳng hạn như bệnh dại và uốn ván. Doxycyclin là một kháng sinh nhóm tetracyclin phổ rộng dung nạp tốt và được khuyến cáo điều trị bệnh chlamydia và là phương pháp thay thế trong điều trị giang mai ở những bệnh nhân không có thai.
Việc bẻ, nghiền viên nén không bao, bao phim, bao đường hoặc mở viên nang giải phóng dược chất tức thì không làm thay đổi sinh khả dụng của thuốc và giúp bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt hơn
Trẻ em không phải người lớn thu nhỏ. Các yếu tố dược động học ở trẻ sơ sinh thay đổi liên tục do sự phát triển nhanh về sinh lý. Tiêm tĩnh mạch thường được sử dụng trong điều trị cho trẻ sơ sinh, đặc biệt khi trẻ đang điều trị tại đơn vị chăm sóc tích cực. Khi tiêm tĩnh mạch, hiệu quả gần như tức thời. Hầu hết các loại thuốc tiêm tĩnh mạch cho trẻ sơ sinh có những yêu cầu riêng về độ pha loãng và/hoặc tốc độ truyền.
Trong giai đoạn năm 2018-2021, Mạng lưới An toàn Chăm sóc Sức khỏe Quốc gia (NHSN) đã báo cáo rằng 0,4% (n = 1.951) các ca nhiễm trùng mắc phải tại bệnh viện (HAI) ở Hoa Kỳ nguyên nhân do Acinetobacter spp. gây ra. Trong số này có 28-45% không nhạy cảm với kháng sinh carbapenem (tức là trung gian hoặc đề kháng).
Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng (RCT), BLING III cung cấp bằng chứng việc sử dụng truyền liên tục (CI) so với truyền ngắt quãng piperacillin/tazobactam và meropenem trên bệnh nhân nặng bị nhiễm trùng huyết. Điều này được củng cố bởi một đánh giá tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp (SRMA) của 18 RCT về CI hoặc truyền kéo dài (EI) (thời gian từ 3–4 giờ) các kháng sinh beta-lactam. Thách thức hiện nay là chuyển đổi CI như một tiêu chuẩn chăm sóc cho bệnh nhân nặng bị nhiễm trùng huyết. Các cân nhắc chính bao gồm các vấn đề sau: