Ngày 23/01/2018

Thông tin thuốc tháng 1/2018

    Phân loại và dược động học của các loại Insulin

    LOẠI INSULIN

    Tên hoạt chất

         Tên thương mại (Hãng sản xuất) 

    Loại

    Thời gian khởi phát tác dụng

    Thời gian đạt nồng
    độ đỉnh

    Thời gian tác dụng

    Ghi chú

    INSULIN TÁC DỤNG NHANH (RAPID-ACTING INSULIN)

     

     

     

     

     

    Insulin aspart

         NovoRapid (Novo Nordisk)

         NovoLog (Novo Nordisk)

    Analogue

     

    10–20 phút

    30–90 phút

    3–5 giờ

    Insulin tác dụng nhanh tiêm ngay trước khi ăn.

    Insulin glulisine

         Apidra; Apidra SoloStar (Sanofi)

    Analogue

    10–20 phút

    30–90 phút

    3–5 giờ

    Lispro

         Humalog (Eli Lilly)

    Analogue

    10–20 phút

    30–90 phút

    3–5 giờ

    INSULIN TÁC DỤNG NGẮN (SHORT-ACTING INSULIN)

     

     

     

     

     

    Regular

         Actrapid* (Novo Nordisk);

         Novolin R (Novo Nordisk);

         Humulin R (Eli Lilly);

         Scilin R (Bioton)

    Human

     

    30–60 phút

    2–4 giờ

    5–8 giờ

    Insulin tác dụng ngắn tiêm 30 phút trước khi ăn.

     

    INSULIN TÁC DỤNG TRUNG BÌNH/BÁN CHẬM (INTERMEDIATE-ACTING INSULIN)

     

     

     

     

     

    NPH (Neutral Protamine Hagedorn)

         Insulatard (Novo Nordisk);

         Novolin N (Novo Nordisk);

         Humulin N (Eli Lilly);

         Scilin N (Bioton) 

    Human

    1–3 giờ

    8 giờ

    12–16 giờ

    Đáp ứng nhu cầu insulin trong ½ ngày hoặc ban đêm. Loại insulin này thường được phối hợp với insulin tác dụng nhanh hoặc tác dụng ngắn.

    INSULIN TÁC DỤNG KÉO DÀI /INSULIN NỀN

    (LONG-ACTING INSULIN)

     

     

     

     

     

    Insulin glargine
         Lantus; Lantus SoloStar (Sanofi) 

    Analogue

    1 giờ

    0 đỉnh

    20–26 giờ

    Đáp ứng nhu cầu insulin trong 1 ngày. Loại insulin này thường được phối hợp với insulin tác dụng nhanh hoặc tác dụng ngắn.

    Insulin detemir

         Levemir (Novo Nordisk)

    Analogue

    1 giờ

    0 đỉnh

    20–26 giờ

    INSULIN TRỘN/HỖN HỢP
    (PREMIXED INSULINS)

     

     

     

     

     

    75% lispro protamine/

    25% insulin lispro

         Humalog Mix 75/25 (Eli Lilly)

    Analogue

    10–15 phút

    Thay đổi

    10–16 giờ

     

    50% lispro protamine/

    50% insulin lispro

         Humalog Mix 50/50 (Eli Lilly)

    Analogue

    10–15 phút

    Thay đổi

    10–16 giờ

    70% aspart protamine/

    30% insulin aspart

         Novomix 30* (Novo Nordisk)

    Analogue

    5–15 phút

    Thay đổi

    10–16 giờ

    70% NPH/30% Regular
         Mixtard 30* (Novo Nordisk);

         Scilin M (Bioton);

         Humulin M (Eli Lilly)

    Human

    30–60 phút

    Thay đổi

    10–16 giờ

    Human: Insulin người

    Analogue: Chất tương tự insulin

    Thuốc insulin hiện có tại bệnh viện Từ Dũ

    STT

    Tên hoạt chất

    Tên thương mại

    Hàm lượng, quy cách

    Giá thuốc (đồng)

    1

    Insulin tác dụng nhanh, ngắn

    Actrapid

    100 IU/ml, Lọ x 10ml

    119.000

    2

    Insulin trộn (70/30)

    Mixtard 30

    100 IU/ml, Lọ x 10ml

    119.000

    3

    Insulin trộn (70/30)

    Mixtard 30 Flexpen 100IU/ML

    100 IU/ml, Bút tiêm bơm sẵn x 3ml

    149.999

    4

    Insulin aspart Biphasic (rDNA) 1ml hỗn dịch chứa 100U của insulin aspart hòa tan/insulin aspart kết tinh với protamine theo tỷ lệ 30/70

    NovoMix 30 FlexPen

    100 IU/ml, Bút tiêm x 3ml

    227.850

    2. Bảo quản Insulin

    ‐  Lọ/bút tiêm chưa sử dụng:

    Lọ/bút tiêm insulin chưa mở được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh (2 - 8oC), không làm đông lạnh do có thể làm thay đổi hoạt tính của insulin. Nên đặt nhiệt kế trong tủ lạnh để kiểm soát nhiệt độ.

    ‐ Lọ/bút tiêm đang sử dụng:

    + Lọ/bút tiêm insulin đang sử dụng được bảo quản ở nhiệt độ phòng (< 30oC); tránh ánh sáng, ánh nắng chiếu trực tiếp.

    + Thời gian sử dụng một lọ/bút tiêm insulin đã mở: 4-6 tuần, tùy loại.

    3. Kỹ thuật tiêm

    3.1. Lọ insulin

    ‐ Nếu thuốc Insulin sử dụng lần đầu bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh phải để thuốc ra ngoài trước 10-15 phút (để đảm bảo insulin tiêm dưới da sẽ gần với nhiệt độ cơ thể, giúp giảm đau và điều hòa quá trình khuyếch tán dưới da) và ghi ngày mở nắp bên ngoài vỏ lọ. Nếu chế phẩm insulin ở dạng hỗn dịch, cần lăn nhẹ lọ thuốc trong lòng bàn tay khoảng 15-20 lần để đưa thuốc trở về dạng hỗn dịch sau khi bị lắng.

    ‐ Với loại insulin tác dụng nhanh, không cần lăn lọ thuốc do chế phẩm đã ở dạng dung dịch trong suốt.

    ‐ Gỡ nắp nhựa ở đầu lọ, sát khuẩn nắp cao su bằng cồn 70o, để khô.

    ‐ Trước khi lấy thuốc, tháo nắp nhựa bơm tiêm kéo ngược piston của bơm tiêm để lấy một lượng khí đúng bằng với lượng insulin cần tiêm.

    ‐ Đâm kim tiêm qua nắp cao su, đẩy lượng không khí trong bơm tiêm vào lọ insulin.

    ‐ Kim tiêm vẫn nằm trong lọ thuốc, dốc ngược lọ thuốc ngang tầm mắt, kéo từ từ piston xuống để lấy đủ lượng insulin theo chỉ định, tránh làm xoáy dung dịch trong lọ.

    ‐ Rút kim tiêm ra khỏi lọ thuốc, đuổi khí ra khỏi ống tiêm.

    3.2. Bút tiêm insulin

    1. Làm ấm và đồng nhất thuốc

    ‐ Tháo nắp bút tiêm

    ‐ Lăn tròn bút tiêm 10 lần

    ‐ Di chuyển bút tiêm lên xuống 10 lần cho đến khi dung dịch đồng nhất

    2. Gắn kim

    ‐ Vặn kim thẳng và chặt vào bút tiêm

    ‐ Tháo nắp lớn bên ngoài kim

    ‐ Tháo nắp nhỏ bên trong

    3. Đuổi bọt khí

    ‐ Xoay nút chọn liều tiêm để chọn 2 đơn vị

    ‐ Hướng kim lên trên, gõ nhẹ vào đầu bút tiêm vài lần

    ‐ Ấn nút bấm liều tiêm hoàn toàn

    4. Định liều tiêm

    ‐ Xoay nút chọn liều tiêm để chọn số đơn vị cần tiêm theo y lệnh của bác sĩ

    5. Tiêm thuốc

    ‐ Ấn nút bấm liều tiêm xuống hoàn toàn đến khi số không nằm ngang với vạch chỉ liều tiêm

    ‐ Giữ nguyên kim ít nhất 6 giây

    ‐ Đưa kim vào trong nắp lớn vặn tháo kim ra, đậy nắp bút tiêm và bảo quản nơi mát

    3.3. Chọn vị trí tiêm tùy theo tốc độ giải phóng của insulin

    ‐ Vị trí Bụng, cánh tay, đùi, mông.

    Tốc độ hấp thu: Bụng > cánh tay > đùi > mông.

    ‐ Dùng cồn để sát khuẩn da trước khi tiêm.

    ‐ Quay vòng các vị trí tiêm (có thể giữ cùng một vị trí tiêm vào một giờ tiêm nhất định).

    ‐  Quay vòng trên cùng một vị trí tiêm, tiêm ở các vị trí cách nhau khoảng 2 - 3 cm.

    ‐ Có thể rút ngắn thời gian tác dụng của insulin nhanh bằng cách tiêm ở vị trí bụng, kéo dài thời gian tác dụng bằng cách tiêm vào đùi. Tiêm ở cánh tay cho thời gian tác dụng trung bình.

    ‐ Tiêm một góc 90° hoặc nghiêng 45° so với mặt da, có thể tiêm tại trạng thái bình thường hoặc kéo nhẹ da ở vùng tiêm.

    ‐ Chờ khoảng 6-10 giây trước khi rút mũi tiêm để insulin có thể khuyếch tán.

    ‐ Rút nhanh kim tiêm để tránh làm cho insulin thoát ra ở vị trí tiêm.

    ‐ Không xoa bóp ở vùng đã tiêm do có thể làm thay đổi mức độ giải phóng của insulin.

    Tài liệu tham khảo

    1. Insulins Available in the United States

    (http://www.diabetesforecast.org/2015/jul-aug/images/insulin-chart2015rev.pdf)

    2. Hướng dẫn sử dụng bút tiêm Insulin của Novo Nordisk.

    3. Sử dụng hợp lý insulin trong điều trị đái tháo đường

    (http://magazine.canhgiacduoc.org.vn/Uploads/Magazine/Files/82_bai1.PDF).

    DS. Nguyễn Thị Thúy Anh

    Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ