Ngày 31/12/2009

Thông tin thuốc tháng 12/2009: Phản ứng ADR ở nhóm Beta Lactam

Khoa Dược - BV Từ Dũ

1. Amoxicilline  + acid clavulanic:

Với liều bình thường, tác dụng không mong muốn thể hiện trên 5% số người bệnh; thường gặp  nhất là những phản ứng về tiêu hóa: Tiêu chảy, buồn nôn, nôn. Tỷ lệ phản ứng này tăng lên khi dùng liều cao hơn và thường gặp nhiều hơn so với dùng đơn chất amoxicilin.

 

Thường gặp, ADR > 1/100
Tiêu hóa: Ỉa chảy.
Da: Ngoại ban, ngứa.

        Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

  Máu: Tăng bạch cầu ái toan.
  Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn.
  Gan: Viêm gan và vàng da ứ mật, tăng transaminase. Có thể nặng và kéo dài  trong vài tháng.
  Da: Ngứa, ban đỏ, phát ban.

  Hiếm gặp, ADR < 1/1000

  Toàn thân: Phản ứng phản vệ, phù Quincke.
  Máu: Giảm nhẹ tiểu cầu, giảm bạch cầu, thiếu máu tan máu.
  Tiêu hóa: Viêm đại tràng giả mạc.
  Da: Hội chứng Stevens - Johnson, ban đỏ đa dạng, viêm da bong, hoại tử biểu  bì do ngộ độc.
  Thận: Viêm thận kẽ

2. Cefalexin: 

Tỉ lệ phản ứng không mong muốn khoảng 3-6% trên toàn  bộ số người bệnh điều trị 

Thường gặp:  ADR > 1/100
Tiêu hoá: tiêu chảy, buồn nôn
Ít gặp:  1/1000 < ADR < 1/100
Máu: tăng bạch cầu ưa eosin
Da: nổi ban, mày đay, ngứa
Gan: tăng transaminase gan có hồi phục
Hiếm gặp:  ADR< 1/1000
Toàn thân: đau đầu, chóng mặt, phản ứng phản vệ, mệt  mỏi
Máu: giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu
Tiêu hoá: rối loạn tiêu hoá, đau bụng, viêm đại tràng  giả mạc
Da: hội chứng Steven-Johnson, hồng ban đa dạng, hoại  tử biểu bì nhiễm độc (Hội chứng  Lyell),  phù Quinke
Gan: Viêm gan, vàng da ứ mật
Tiết niệu – sinh dục: ngứa bộ phận sinh dục, viêm âm  đạo, viêm thận kẽ có hồi phục.
Đã có thông báo về những triệu chứng thần kinh  trung ương như chóng mặt lẫn kích động và ảo giác, nhưng chưa hoàn toàn chứng  minh được mối liên quan với Cefalexin.

 

3. Cefadroxil: 

Ước tính thấy tác dụng không mong muốn ở  6% người được điều trị.

Thường gặp, ADR > 1/100
Tiêu hóa: Buồn nôn, đau bụng, nôn, ỉa chảy.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Máu: Tăng bạch cầu ưa eosin.
Da: Ban da dạng sần, ngoại ban, nổi mày đay, ngứa.
Gan: Tăng transaminase có hồi phục.
Tiết niệu - sinh dục: Ðau tinh hoàn, viêm âm đạo, bệnh  nấm Candida, ngứa bộ phận sinh dục.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000
Toàn thân: Phản ứng phản vệ, bệnh huyết thanh, sốt.
Máu:  Giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu, thiếu máu tan máu, thử nghiệm Coombs dương tính.
Tiêu hóa: Viêm đại tràng giả mạc, rối loạn tiêu hóa.
Da: Ban đỏ đa hình, hội chứng  Stevens - Johnson, pemphigus thông thường, hoại tử biểu bì nhiễm độc (hội chứng Lyells), phù mạch.
Gan: Vàng da ứ mật, tăng nhẹ AST, ALT, viêm gan.
Thận: Nhiễm độc thận có tăng tạm thời urê và creatinin máu, viêm thận kẽ có hồi phục.
Thần kinh trung ương: Co giật (khi dùng liều cao và khi suy giảm chức năng thận), đau đầu, tình trạng kích  động.
Bộ phận khác: Ðau khớp

 

4. Cefazolin:

Ðã có thông báo về dị ứng với cefazolin ở người bệnh không bị dị ứng với penicilin, nhưng không rõ tỉ lệ chính xác.

Đã có thông báo về những trường hợp bị hoại tử biểu bì nhiễm độc và nhiều  thông báo về ban mụn mủ phát triển toàn thân do cefazolin. Ước tính tỉ lệ xác  thực bị dị ứng chéo lâm sàng giữa penicilin và cephalosporin là 1 đến 2%.

Tuy nhiên, tốt hơn là nên tránh dùng cephalosporin trong trường hợp có tiền sử bị  phản vệ do penicilin hoặc phản ứng trầm trọng khác qua trung gian globulin miễn  dịch IgE.

Hầu như tất cả các cephalosporin đều có thể gây phản ứng từ giảm bạch cầu trung tính đến mất bạch cầu hạt. Tất cả các trường  hợp xảy ra đều do các liều tích lũy cao trong một đợt điều trị. Thường thấy  thiếu máu tan huyết miễn dịch trong quá trình điều trị với những liều rất cao.

Ðã có tài liệu chứng minh rằng cefazolin gây cản trở việc tổng hợp yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K. Cần lưu ý theo dõi thời  gian chảy máu ở người bệnh có nguy cơ (tiền sử chảy máu, giảm tiểu cầu hoặc sử dụng những thuốc ảnh hưởng đến chức năng tiểu cầu). Suy thận, rối loạn chức năng gan, tiền sử bệnh dạ dày - ruột và thiếu dinh dưỡng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu ở người bệnh điều trị bằng cefazolin.

Vì có hai dị vòng ở vị trí 3 và 7 và là một dẫn  xuất tetrazol có biểu hiện tương tự với phenyltetrazol gây co giật, nên rất có  khả năng cefazolin gây cơn động kinh. Gần đây đã có báo cáo những trường hợp bị  ngộ độc thần kinh với cefazolin sau khi dùng thuốc đường não thất và toàn thân.

Trên súc vật, cefazolin là loại cephalosporin đứng thứ hai về gây độc hại thận và gây thương tổn tương tự như cephaloridin. Tuy  nhiên, còn chưa biết rõ mối liên quan về tính độc hại này trên người.

5. Cefuroxim

Ước tính tỷ lệ ADR khoảng 3% số người bệnh điều trị.

Thường gặp, ADR >1/100
Toàn thân: Ðau rát tại chỗ và viêm tĩnh mạch huyết khối tại nơi tiêm truyền.
Tiêu hóa: Ỉa chảy.
Da: Ban da dạng sần.
Ít gặp, 1/100 > ADR  > 1/1000
Toàn thân: Phản ứng phản  vệ, nhiễm nấm Candida.
Máu: Tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính, thử nghiệm Coombs dương tính.
Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn.
Da: Nổi mày đay, ngứa.
Tiết niệu - sinh dục: Tăng creatinin trong huyết thanh.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000
Toàn thân: Sốt
Máu: Thiếu máu tan máu.
Tiêu hóa: Viêm đại tràng màng giả.
Da: Ban đỏ đa hình, hội chứng Stevens - Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc.
Gan: Vàng da ứ mật, tăng nhẹ AST, ALT.
Thận: Nhiễm độc thận có tăng tạm thời urê huyết, creatinin huyết, viêm thận kẽ.
Thần kinh trung ương: Cơn  co giật (nếu liều cao và suy thận), đau đầu, kích động.
Bộ phận khác: Ðau khớp

 

6. Cefixime:

Tác dụng không mong muốn thường gặp nhất của cefixim là rối loạn tiêu hoá, đặc biệt là tiêu chảy. Nếu bị tiêu chảy  trầm trọng, cần ngưng sử dụng thuốc.

Mặc dù cefixim không có cấu trúc N- methylthiotetrazole – thường có liên quan với hiện tượng thiếu tiểu cầu, làm tăng thời gian prothrombin ở một số bệnh nhân

7. Cefotaxim:

Hay gặp, ADR > 1/100

Tiêu hóa: Ỉa chảy
Tại chỗ: Viêm tắc tĩnh mạch tại chỗ tiêm, đau và có phản ứng viêm ở chỗ tiêm bắp.

Ít gặp, 1/100 > ADR > 1/1000

Máu: Giảm bạch cầu ưa eosin hoặc giảm bạch cầu nói  chung làm cho test Coombs dương tính.
Tiêu hóa: Thay đổi vi khuẩn chí ở ruột, có thể bị bội nhiễm do vi khuẩn kháng thuốc như Pseudomonas aeruginosa, Enterobacter spp....

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

Toàn thân: Sốc phản vệ, các phản ứng quá mẫn cảm.
Máu: Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hạt, thiếu máu tan máu.
Tiêu hóa: Viêm đại tràng có màng giả do Clostridium difficile.
Gan: Tăng bilirubin và các enzym của gan trong huyết tương

8. Ceftazidim:

Ít nhất 5% người bệnh điều trị có tác dụng không mong  muốn. Thường gặp nhất là phản ứng tại chỗ sau khi tiêm tĩnh mạch, dị ứng và  phản ứng đường tiêu hóa.

Thường  gặp, ADR > 1/100                                    
Tại chỗ: Kích ứng tại chỗ,  viêm tắc tĩnh mạch.
Da: Ngứa, ban dát  sần, ngoại ban.
Ít gặp, 1/1000 < ADR  < 1/100
Toàn thân: Ðau đầu, chóng mặt, sốt, phù Quincke, phản ứng phản vệ.
Máu: Tăng bạch cầu ưa eosin, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính, tăng lympho bào, phản ứng Coombs dương tính.
Thần kinh: Loạn  cảm, loạn vị giác. Ở người bệnh suy thận điều trị không đúng liều có thể co giật, bệnh não, run, kích thích thần kinh - cơ.
Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, đau bụng, ỉa chảy.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000
Máu: Mất bạch cầu hạt, thiếu máu huyết tán.
Tiêu hóa: Viêm đại tràng màng giả.
Da: Ban đỏ đa dạng, hội chứng Steven - Johnson. Hoại tử da nhiễm  độc.
Gan: Tăng transaminase, tăng phosphatase kiềm.
Tiết niệu sinh dục: Giảm tố độ lọc tiểu cầu thận, tăng urê và creatinin huyết tương.
Có nguy cơ bội nhiễm với EnterococciCandida

 

 Tài liệu tham khảo: 

  1. Dược  thư quốc gia Việt Nam,  Bộ Y Tế, 2002.
  2.  
  3. Martindale  - The Complete  Drug Reference, 36th edition.
Khoa Dược

Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ