Ngày 07/12/2015

Thông tin thuốc tháng 12/2015: Tổng kết báo cáo ADR 6 tháng đầu năm 2015 tại bệnh viện Từ Dũ

    Tổng số báo cáo ADR trong 6 tháng đầu năm 2015 tại Bệnh viện Từ Dũ từ các khoa phòng là 60 báo cáo, là 1 trong 10 bệnh viện báo cáo ADR nhiều nhất trong 6 tháng đầu năm 2015. So với số lượng báo cáo ADR 6 tháng đầu năm 2014 (60 báo cáo), số lượng báo cáo ADR không tăng

       

    Số lượng báo cáo ADR 6 tháng đầu năm

    Về chất lượng báo cáo ADR:

    Các báo cáo ADR có khoảng 85% báo cáo đạt đầy đủ thông tin. Các báo cáo thường thiếu thông tin của người báo cáo (bao gồm số điện thoại, địa chỉ email)  

    1.Phân bố theo tháng:

     

    Nhận xét:

    Số lượng báo cáo ADR phân bố đều trong các tháng, trung bình 10 báo cáo/tháng, tập trung nhiều hơn vào tháng 1 với 13 báo cáo chiếm tỷ lệ 21.7%. Số lượng báo cáo ADR nhận được ít nhất vào tháng 2 với 6 báo cáo chiếm tỷ lệ 10% 

    2.Phân bố số báo cáo ADR theo Khoa: 

     

    Nhận xét:

    Số lượng báo cáo ADR từ khoa Sanh cao nhất với 23 báo cáo chiếm tỷ lệ 38.3%, tiếp theo là khoa Hậu Sản N với 15 báo cáo chiếm tỷ lệ 25%, Khoa Hậu Phẫu với 9 báo cáo chiếm tỷ lệ 15%.

    Các khoa không có báo cáo ADR trong 6 tháng đầu năm 2015 gồm: Hậu Sản H, Hậu Sản M, Sơ sinh. 

    3. Phân bố số báo cáo ADR theo người báo cáo

     

    Số báo cáo ADR

    Tỷ lệ

    Bác sĩ

    43

    71.7%

    Dược sĩ

    1

    1.7%

    NHS

    16

    26.6%

    Nhận xét: Đối tượng báo cáo ADR chủ yếu là Bác sĩ với 43 báo cáo chiếm tỷ lệ 78.3%, có giảm so với năm 2014 (78.3%), tiếp theo là Nữ hộ sinh với 16 báo cáo chiếm tỷ lệ 26.6%, tăng so với năm 2014 (5%), Dược sĩ với 01 báo cáo chiếm tỷ lệ 1.7%, giảm so với năm 2014 (16.7%) 

    4. Phân bố số báo cáo ADR theo nhóm thuốc 

    STT

    Nhóm thuốc

    Số báo cáo ADR

    Tỷ lệ

    1

    Kháng sinh

    36

    60%

    3

    Thuốc giảm đau

    13

    21.7%

    4

    Misoprostol

    4

    6.7%

    5

    Thuốc ung thư

    2

    3.3%

    7

    Thuốc khác

    5

    8.3%

    Nhận xét: Kháng sinh là nhóm thuốc có tỷ lệ báo cáo ADR nhiều nhất với 36 báo cáo chiếm tỷ lệ 36% tăng so với năm 2014 (33.3%), tiếp theo là thuốc giảm đau với 13 báo cáo chiếm tỷ lệ 21.7% tăng so với năm 2014 (18.3%). 

    5. Phân bố số báo cáo ADR theo cơ địa bệnh nhân

      

    Nhận xét: Số báo cáo ADR trên bệnh nhân không có tiền căn dị ứng thuốc là 51 báo cáo chiếm tỷ lệ 80%, tăng so với năm 2014 (75%). Số báo cáo ADR trên bệnh nhân có tiền căn dị ứng thuốc là 9 báo cáo chiếm tỷ lệ 15%, giảm so với 6 tháng đầu năm 2014 (25%), thể hiện nhân viên y tế có sự quan tâm trong việc khai thác tiền sử dị ứng của bệnh nhân, do vậy nên theo dõi sát bệnh nhân khi chỉ định sử dụng thuốc để kịp thời xử trí ADR. 

    6. Những thuốc được báo cáo nhiều nhất

    Các thuốc nghi ngờ gây phản ứng có hại xuất hiện nhiều nhất trong các báo cáo ADR thuộc 2 nhóm chính là:

    - Nhóm thuốc kháng sinh (36 báo cáo) với đại diện là Cefotaxim, Cefadroxil, Clindamycin trong đó Cefotaxim chiếm tỷ lệ cao nhất với 66.7% (24 báo cáo), tăng so với năm 2014 (60%)

    - Nhóm thuốc kháng viêm giảm đau (13 báo cáo) với đại diện là Diclofenac, Ketoprofen trong đó Diclofenac chiếm tỷ lệ cao nhất với 76.9% (10 báo cáo) tăng so với năm 2014 (63.6%) 

    7. Những phản ứng ADR điển hình: 

    STT

    Tên thuốc

    Phản ứng ADR

    Khoa

    Kết quả thẩm định từ TTDI&ADR

    1

    Spasmaverin

    10 sau uống thuốc, BN tấy ngứa, đỏ mặt, khó thở, hỏi không trả lời, nổi mẩn khắp người, phù mặt
    → Sốc phản vệ

    Khám tiền sản

    Đánh giá: Chắc chắn có mối liên hệ giữa các thuốc và phản ứng sốc phản vệ
    Spasmaverin:
    - Phản ứng phản vệ: hiếm gặp (DTQG 2009)
    - Không có báo cáo phản ứng phản vệ (0%)/5 báo cáo liên quan Spasmaverin (CSDLQG 2010-2012)
    - Có 6 báo cáo phản ứng phản vệ (4.7%)/ 126 báo cáo liên quan spasmaverin (Vigilyze 1985-2013)

    2

    Troypofol (propofol)

    Tracrium (atracurium)

    Sulfentanil (sulfentanil)

    Paciflam (midazolam)

    3 phút sau gây mê, BN có biểu hiện nổi da gà, mạch nhanh nhẹ khó bắt, huyết áp tụt dần không đo được

    → Sốc phản vệ

    PTGMHS

    Đánh giá: Có khả năng có mối liên hệ giữa thuốc và phản ứng sốc phản vệ

    Propofol:
    - Phản ứng phản vệ: tỷ lệ >1/100 (DTQG 2009)
    - Có 3 báo cáo phản ứng sốc phản vệ (75%)/4 báo cáo liên quan propofol (CSDLQG 2010-2012)

    Midazolam:

    - Phản ứng phản vệ: tỷ lệ <1/1000 (DTQG 2009)
    - Có 2 báo cáo phản ứng sốc phản vệ (66.7%)/3 báo cáo liên quan midazolam (CSDLQG 2010-2012)

    Atracurium:

    - Phản ứng phản vệ: hiếm gặp (CSDLQG 2010-2012)
    - Có 5 báo cáo phản ứng phản vệ (83.3%)/6 báo cáo liên quan atracurium (CSDL WHO 2012-2013)

    Sulfentanil:

    - Phản ứng phản vệ: hiếm gặp (CSDLQG 2010-2012)
    - Có 0 báo cáo phản ứng phản vệ (0%)/1 báo cáo liên quan sulfentanil (CSDL WHO 2012-2013)

    3

    Clefiren (Cefotaxim)

    10 phút sau tiêm, BN nổi mẩn đỏ

    Khoa Sanh

    Đánh giá: Chắc chắn có mối liên hệ giữa thuốc và phản ứng ADR
    - Phản ứng dị ứng ngoài da (ban đỏ, mẩn ngứa): 2% (micromedex)
    Có 767 báo cáo về mẩn đỏ ngứa (49.5%)/1548 báo cáo liên quan (CSDLQG 2011-2013)

    10 phút sau tiêm, BN tay nổi bông, đỏ da, tụt huyết áp

    → Sốc phản vệ

    PTGMHS

    Đánh giá: Chắc chắn có mối liên hệ giữa thuốc và phản ứng ADR
    - Phản ứng phản vệ: hiếm gặp  <1/1000 (DTQG 2009)
    - Có 147 báo cáo phản ứng phản vệ (16.8%)/877 báo cáo liên quan (CSDLQG 2011) 

    4

    Cefadroxil

    Sau 8 giờ uống thuốc, BN nổi mẩn ngứa ở 2 bàn tay, bàn chân

    Sản A

    Đánh giá: Chắc chắn có mối liên hệ giữa thuốc và phản ứng ADR
    - Phản ứng ngoài da: 1/1000-1/100 (DTQG 2009)
    - Có 27 báo cáo phản ứng phản vệ (65.9%)/41 báo cáo liên quan (CSDLQG 2011)

    Sau 40 phút uống thuốc, BN mệt, nôn

    Đánh giá: Có khả năng có mối liên hệ giữa thuốc và phản ứng ADR
    - Mệt, nôn:  >1/100 (DTQG 2009)
    - Có 2 báo cáo phản ứng mệt, nôn (8.7%)/23 báo cáo liên quan cefazolin (CSDLQG 2010-2012)

    5

    Misoprostol 200mcg

    15 phút sau khi sử dụng thuốc, BN run, mẩn ngứa ở mặt

    Khoa KHGĐ

    Đánh giá: Chắc chắn có mối liên hệ giữa thuốc và phản ứng ADR
    - Run cơ: chưa được ghi nhận (DTQG 2009)
    - Có 0 báo cáo run cơ (0%), 6 báo cáo lạnh run (13.3%), 25 báo cáo mẩn ngứa (55.5%)/45 báo cáo liên quan misoprostol (CSDLQG 2010-2013)

     

    DS. Đặng Thị Thuận Thảo

    Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ