Thông tin thuốc Tháng 2/2016: Thông tin về các chuỗi báo cáo ADR nghiêm trọng tại các bệnh viện trong cả nước năm 2015
Mỗi năm số lượng báo cáo ADR một gia tăng nhưng các báo báo ADR nghiêm trọng đã giảm rõ rệt, từ 28 báo cáo ADR nghiêm trọng (2013) giảm xuống 23 báo cáo (2014) và 8 báo cáo (2015). Đó là dấu hiệu đáng mừng, đánh dấu công tác Cảnh giác dược đã hoạt động khá hiệu quả trong việc cung cấp thông tin liên quan đến việc cảnh báo các thuốc có phản ứng có hại nghiêm trọng của thuốc kịp thời cho các cơ sở khám và chữa bệnh trên 63 tỉnh thành trong cả nước. Hoạt động cảnh giác dược đã giúp công tác phòng bị và xử lý kịp thời khi xảy ra ADR nghiêm trọng đe dọa tính mạng người bệnh, không làm ảnh hưởng đến uy tín chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện.
Trong năm 2015, Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc (Trung tâm DI & ADR Quốc gia) đã nhận được nhiều báo cáo xảy ra theo chuỗi (từ các bệnh viện trong cả nước). Thông tin về các chuỗi báo cáo như sau:
Cập nhật ngày 15/12/2015
STT |
Tên thuốc |
Nhà sản xuất |
Số lô |
Số báo cáo trong chuỗi |
Biểu hiện |
1 |
Biocetum (ceftazidim) |
Pharmaceutical Works Polpharma S.A. |
50108-15W
|
2 |
Khó thở, hoa mắt, mạch nhanh, 1 trường hợp có buồn nôn, nôn |
Cập nhật ngày 29/7/2015
STT |
Tên thuốc |
Nhà sản xuất |
Số lô |
Số báo cáo trong chuỗi |
Biểu hiện |
1 |
Omnipaque (iohexol) |
GE Healthcare Ireland |
12624749 |
04 |
Lạnh run, mạch nhanh, khó thở, phổi ran ẩm, SpO2 giảm |
2 |
Doneson (propofol) |
Bangladesh |
IKJ10 |
03 |
Khó thở, rét run, mạch nhanh, SpO2 giảm, nôn |
3 |
Santax 1g (cefotaxim) |
Zeiss Pharmaceutical Pvt., Ltd. |
1115004E |
06 |
Khó thở, ngứa, đỏ da, tím môi và đầu chi, chóng mặt |
4 |
Xenetix (iobitridol) |
Guerbet France |
14WC032D |
02 |
Mệt, đau đầu, chóng mặt, khó thở, lạnh run, sốt, tụt huyết áp |
Cập nhật ngày 20/4/2015
STT |
Tên thuốc |
Nhà sản xuất |
Số lô |
Số báo cáo trong chuỗi |
Biểu hiện |
1 |
Ceftriaxon KMP |
JSC Kievmedpreparat |
80659 |
6 |
Tím tái, khó thở, mạch nhanh, hạ huyết áp, sẩn ngứa, ... |
Cập nhật ngày 06/04/2015
STT |
Tên thuốc |
Nhà sản xuất |
Số lô |
Số báo cáo trong chuỗi |
Biểu hiện |
1 |
Nước cất pha tiêm 5ml |
CTCPDP Vĩnh Phúc (VINPHACO)
|
471014 |
3 |
Phản ứng phản vệ (môi, chi tím, mạch nhanh) |
2 |
Cinmox 400 mg (moxifloxacin) |
Nexus Pharma, Pakistan |
M0902 |
7 |
Lạnh run, đau buốt sống lưng. |
Trong trường hợp xảy ra các ADR nghiêm trọng liên quan đến cùng một chế phẩm trong khoảng thời gian ngắn, Trung tâm DI & ADR Quốc gia đề xuất với cán bộ y tế và bệnh viện gửi báo cáo:
- Kiểm tra quy trình, kỹ thuật tiêm truyền thuốc và quy trình bảo quản thuốc tại bệnh viện. Đảm bảo an toàn trong quá trình tiêm truyền thuốc cho bệnh nhân.
- Tiếp tục theo dõi việc sử dụng các thuốc trong cùng lô và giám sát chặt chẽ bệnh nhân sử dụng các thuốc này.
- Trong trường hợp tiếp tục xảy ra phản ứng có hại, cần phát hiện và xử trí kịp thời, đồng thời, báo cáo ngay về Trung tâm DI & ADR Quốc gia. Nếu các trường hợp ghi nhận tiếp theo có biểu hiện nghiêm trọng, xin tạm ngừng sử dụng lô thuốc, bảo quản theo đúng điều kiện ghi trên nhãn thuốc và đề nghị Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, Viện Kiểm nghiệm thuốc thành phố Hồ Chí Minh hoặc các Trung tâm kiểm nghiệm tỉnh lấy mẫu và kiểm tra chất lượng lô thuốc. Chỉ sử dụng lại thuốc trong lô nếu kết quả kiểm nghiệm đạt yêu cầu.
Trung tâm DI & ADR Quốc gia xin cung cấp các thông tin trên để các đồng nghiệp lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc. Nếu phát hiện bất kì ADR nào nghi ngờ liên quan đến thuốc, đặc biệt trong các lô thuốc trên, xin các đồng nghiệp gửi báo cáo trong thời gian sớm nhất đến Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc qua:
- email (di.pvcenter@gmail.com), hoặc
- báo cáo trực tuyến (http://canhgiacduoc.org.vn/CanhGiacDuoc/ADROnline.aspx) hoặc đường bưu điện.
Lưu ý:
- Việc gửi báo cáo ADR thể hiện trách nhiệm của các cơ sở khám, chữa bệnh/đơn vị sản xuất, kinh doanh dược phẩm trong công tác báo cáo ADR.
- Sản phẩm có số lượng báo cáo ADR liên quan lớn không đồng nghĩa rằng sản phẩm đó có vấn đề về chất lượng.
Tài liệu:
http://canhgiacduoc.org.vn/Thongtinthuoc/TinYDuoc/314
Việc nhai, bẻ, nghiền các loại thuốc viên đôi khi cần thiết trong một số trường hợp. Tuy nhiên, các thuốc có dạng bào chế đặc biệt nếu bị nhai, bẻ, nghiền có thể ảnh hưởng đến tác dụng điều trị và tính an toàn của thuốc. Chẳng hạn như nếu nghiền viên phóng thích chậm hoặc phóng thích kéo dài sẽ gây phóng thích một lượng lớn hoạt chất tại một thời điểm nhất định, gây quá liều thuốc và gây nguy hiểm cho người bệnh. Nghiền viên bao tan trong ruột có thể làm cho thuốc bị bất hoạt ở dạ dày hoặc gây kích ứng cho đường tiêu hóa.
Cúm là một bệnh đường hô hấp cấp tính do vi-rút cúm A hoặc B gây ra, xảy ra thành các đợt bùng phát và dịch bệnh trên toàn thế giới, chủ yếu vào mùa đông. Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong liên quan đến cúm cao hơn ở những phụ nữ mang thai và mới sinh (trong vòng hai tuần sau khi sinh hoặc sảy thai) so với dân số nói chung.
Probiotics được định nghĩa là “các vi sinh vật sống, khi được đưa vào cơ thể với số lượng đủ, sẽ mang lại lợi ích cho sức khỏe của vật chủ”. Các chủng vi khuẩn tạo axit lactic là quan trọng nhất trong thực phẩm và dinh dưỡng, chủng thuộc chi Lactobacillus và Bifidobacterium là những probiotic được sử dụng phổ biến nhất, ngoài ra còn kể đến các chi Bacillus, Streptococcus, Enterococcus, Saccharomyces và Escherichia coli
- Bệnh viện đã thực hiện 378 báo cáo ADR, giảm 7,9% so với năm 2023 (408 báo cáo), tăng 14,2% so với năm 2022 (331 báo cáo).
- Số lượng báo cáo ADR ngoại trú là 18 báo cáo, giảm 3,6 lần so với năm 2023 (66 báo cáo).
- Bệnh viện Từ Dũ được Trung tâm DI&ADR quốc gia xếp hạng 8/991 cơ sở khám chữa bệnh có hoạt động theo dõi ADR hiệu quả trong báo cáo tổng kết ADR quốc gia vào tháng 9/2024.
Mirvetuximab soravtansine-gynx đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt điều trị cho bệnh nhân trưởng thành mắc ung thư biểu mô buồng trứng, ống dẫn trứng, hoặc ung thư phúc mạc nguyên phát dương tính với thụ thể folat alpha (FRα), kháng hóa trị, là những bệnh nhân đã trải qua 3 liệu trình điều trị trước đó. Theo các chuyên gia, bệnh nhân mắc các loại ung thư này thường được phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, trải qua phẫu thuật và sau đó được điều trị bằng phác đồ hóa trị có platinum nhưng có thể trở nên kháng thuốc.
Kháng sinh (KS) phổ rộng được xem như “thần dược” để điều trị các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng khi tác nhân gây bệnh chưa được xác định. Mục đích sử dụng KS phổ rộng nhằm bao phủ nhiều loại tác nhân vi khuẩn gram dương và gram âm, bao gồm cả các tác nhân kháng thuốc trong khi chờ kết quả nuôi cấy. Tuy nhiên, việc sử dụng bừa bãi các KS phổ rộng cũ và mới đã góp phần đáng kể vào sự gia tăng tình trạng kháng kháng sinh (AMR) – một vấn đề sức khỏe toàn cầu đáng lưu ý.