Thông tin thuốc tháng 3/2014: Thuốc sử dụng trong điều trị hội buồng trứng đa nang
1. Định nghĩa: Hội chứng buồng trứng đa nang là một trong những bệnh nội tiết thường gặp nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, đặc điểm là kinh nguyệt bất thường và những dấu hiệu dư thừa Androgen trên lâm sàng hay sinh hóa.
2. Đặc điểm sinh hóa của hội chứng buồng trứng đa nang:
- Chủ yếu là do sự sản xuất bất thường các Steroid, điều này có thể do sự đề kháng Insulin dẫn đến tăng Insulin trong máu.
- Tăng nhạy cảm với Androgen và phần lớn phụ nữ có mức Androgen cao.
. Nồng độ LH huyết thanh tăng.
. FSH thấp đến bình thường.
. Testosterone và Androstenedione tăng.
. Estradiol thấp đến bình thường trong khi nồng độ Estrone tăng.
. Prolactin tăng
. Globulin gắn hormon sinh dục (SHBG) giảm
2.1. Insulin huyết tăng:
- Insulin huyết tăng được xem là yếu tố chính kích hoạt sự rối loạn chức năng buồng trứng và dư thừa Androgen.
- Có thể biểu hiện trên lâm sàng như một phần của hội chứng chuyển hóa, bao gồm rối loạn Lipid huyết, tiểu đường và bệnh mạch vành.
- Tần suất mắc bệnh tiểu đường cao gấp 7 lần ở phụ nữ béo phì bị hội chứng buồng trứng đa nang, trong khi tỷ lệ mắc bệnh mạch vành ở những bệnh nhân hội chứng buồng trứng đa nang cao gấp 2 đến 5 lần trong những năm về sau.
2.2. SHBG giảm:
SHBG giảm làm cho nồng độ Androgen tự do có hoạt tính tăng lên, do đó các triệu chứng rậm lông, mụn và những biểu hiện cao Androgen khác cũng trở nên nặng hơn.
2.3. Estrone tăng:
Kích thích sự tăng sản của tế bào đệm, tế bào vỏ của buồng trứng; tác dụng không đối kháng Estrogen trên nội mạc tử cung có thể gây xuất huyết tử cung bất thường và tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung.
3.1. Tăng sản xuất Androgen:
Có thể biểu hiện trên lâm sàng như:
- Rậm lông, ít biểu hiện trên phụ nữ Châu Á hơn.
- Mụn bọc nặng và mụn trứng cá dai dẳng.
- Nam hóa nhẹ.
- Hiếm khi hói đầu kiểu nam giới.
3.2. Rối loạn chức năng buồng trứng
Có thể biểu hiện lâm sàng như rối loạn kinh nguyệt, bao gồm: Vô kinh tiên phát hoặc thứ phát (ví dụ như không có kinh trên 3 tháng), thiểu kinh, xuất huyết tử cung bất thường hoặc vô sinh.
3.3. Buồng trứng đa nang:
Có trên 12 nang có đường kính từ 2-9 mm hoặc tăng thể tích buồng trứng (> 10 cm3)
3.4. Những dấu hiệu khác có thể có:
- Béo phì:
. Béo phì vùng bụng gặp ở 35 – 80% bệnh nhân.
. Tình trạng béo phì ít nghiêm trọng hơn ở phụ nữ gốc Địa Trung Hải và hiếm gặp ở phụ nữ Châu Á.
- Tăng sắc tố:
. Thường gặp ở vùng nếp gấp trên da.
. Một số bệnh nhân có thể bị chứng dày lớp gai đen.
II. Điều trị cường Androgen
1. Các chất kháng androgen: Flutamide, Eflornithine
- Được dùng theo kinh nghiệm ở phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang.
- Cơ chế tác dụng: Đối kháng việc gắn lên thụ thể androgen của testosterone và các androgen khác.
- Hiệu quả: Có thể cải thiện các thành phần của cơ thể và nồng độ lipid trong tuần hoàn.
- Dường như tất cả các loại thuốc thuộc nhóm này đều có vài lợi ích, mặc dù lựa chọn tốt nhất để điều trị chứng rậm lông chưa được biết rõ.
- Gây quái thai và có nguy cơ gây nữ hóa bộ phận sinh dục ngoài ở thai nhi nam.
- Được sử dụng kết hợp với thuốc tránh thai đường uống.
- Có thể sử dụng cho bệnh nhân hội chứng buồng trứng đa nang không muốn có thai. Các chế phẩm liều thấp với tiềm lực androgen yếu nhất (ví dụ Norgestimate, Desogestrel, Gestodene, Drosperinone và Etynodiol diacetat) được ưa chuộng hơn khi điều trị lâu dài.
- Được sử dụng để tạo chu kỳ kinh đều đặn, có thể kiểm soát tình trạng rậm lông và mụn trong hội chứng buồng trứng đa nang. Cần phải mất từ 3-8 tháng để nhận thấy lợi ích đối với tình trạng rậm lông.
- Tác dụng: Ức chế sự kích thích buồng trứng bởi Gonadotropin, nhờ đó làm giảm sản xuất Androgen. Thuốc làm giảm nồng độ LH và thành phần Estrogen kích thích sản xuất SHBG tại gan, nhờ đó làm giảm androgen có hoạt tính. Sự suy giảm Androgen này làm tăng đáng kể nồng độ Triglyceride và HDL-C trong tuần hoàn.
- Cyproterone là một Progestogen có tính kháng androgen, khi kết hợp với một Estrogen có tác dụng kiểm soát kinh nguyệt và tránh thai.
- Liệu pháp này đã được sử dụng để điều trị thành công chứng rậm lông và mụn trứng cá nặng do cường Androgen.
- Finasteride có hiệu quả tương tự Spironolacton trong điều trị râm lông, nhưng chỉ nên cân nhắc sử dụng ở những phụ nữ không muốn có thai.
- Tác dụng: Finasteride là một chất ức chế 5 –α reductase, ức chế chuyển đổi Testosterone thành Dihydrotestosterone bằng cách chặn thụ thể Androgen.
- Finasteride được dung nạp tốt hơn các chất kháng Androgen khác, ít độc tính trên gan và thận.
- Cần có biện pháp tránh thai thích hợp khi sử dụng thuốc này do nguy cơ đối với thai nhi nam.
- Được sử dụng đặc biệt trong trường hợp buồng trứng tăng sản xuất androgen
- Tác dụng: Làm giảm sản xuất Androgen ở buồng trứng.
- Việc sử dụng thuốc này bị hạn chế do giá thành và những biến chứng do thiếu hụt Estrogen trong thời gian dài, đòi hỏi phải sử dụng đồng thời liệu pháp add-back bằng Estrogen/Progestin.
- Có thể sử dụng cho bệnh nhân không dùng được viên có chứa Estrogen, hoặc những bệnh nhân không muốn uống thuốc tránh thai.
- Tác dụng: Ức chế buồng trứng, làm mỏng nội mạc tử cung.
- Có một số hoạt tính Androgen và tác dụng đồng hóa nhưng không có hoạt tính Estrogen.
- Không có tác dụng tránh thai.
- Là một chất kháng Androgen có ích trong việc điều trị rậm lông và mụn trứng cá ở phụ nữ không muốn có thai.
- Tác dụng: Là một chất đối kháng Mineralocorticoid có cấu trúc tương tự Testosteron; cạnh tranh với Androgen tại thụ thể.
- Hiệu quả: có thể làm giảm phẩm chất và tốc độ phát triển của lông ở 40 – 80 % trường hợp, nhưng phải mất từ 8-14 tháng mới cho thấy hiệu quả trên
lâm sàng.
- Thỉnh thoảng có thể bị mất kinh.
- Thường dùng chung với thuốc tránh thai phối hợp đường uống để phòng ngừa ra máu âm đạo thất thường.
- Metformin cải thiện đáng kể nồng độ Insulin, sự nhạy cảm với Insulin và nồng độ androgen huyết thanh, đồng thời làm giảm LH và làm tăng nồng độ SHBG.
- Ở những bệnh nhân hội chứng buồng trứng đa nang bị tăng insulin trong máu, Metformin được dùng kèm với hoặc không kèm Clomifen để tái tạo chu kỳ kinh và kích thích rụng trứng.
- Tác dụng:
. Ức chế sự sản xuất Glucose ở gan, làm tăng mức độ nhạy cảm của các tế bào ngoại biên với Insulin, tăng cường bắt giữ Glucose tại cơ, do đó làm giảm nồng độ insulin.
. Làm giảm sản xuất glucose và Androgen từ buồng trứng.
- Cũng có hiệu quả cải thiện tình trạng kháng insulin ở phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang
- Tác dụng: Tăng cường bắt giữ acid béo và dự trữ ở mô mỡ, nhờ đó nhường tác dụng chuyển hóa các acid béo tự do với nồng độ cao cho các mô nhạy cảm insulin khác.
- Hiệu quả: Làm giảm mức Androgen trong tuần hoàn, cải thiện tỷ lệ rụng trứng và cải thiện sự dung nạp Glucose.
- Chống chỉ định ở phụ nữ mang thai. Thuốc có xu hướng gây tăng cân, điều này làm giảm sự ưa thích đối với thuốc.
Tất cả các thuốc kích thích rụng trứng đều làm tăng tỷ lệ đa thai và các nguy cơ sản khoa - sơ sinh (ví dụ như sinh non), cao huyết áp.
- Có thể sánh ngang với Clomifen dựa trên các thử nghiệm lâm sàng nhỏ.
- Lợi ích của thuốc bao gồm dạng dùng đường uống, thời gian bán thải tương đối ngắn, tỷ lệ đậu thai cao hơn và tỷ lệ đa thai thấp hơn do chỉ có một trứng rụng.
- Cần có nhiều nghiên cứu hơn để khẳng định lợi ích và xác định ảnh hưởng của các thuốc này trên bào thai.
- Thường được xem như lựa chọn hàng đầu để kích thích rụng trứng ở phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang.
- Tác dụng: Là một chất đối kháng estrogen, có thể kích thích rụng trứng bằng cách làm tăng nồng độ FSH và LH.
- Hiệu quả:
. Tỷ lệ trẻ sinh sống sau 6 tháng điều trị với Clomifen dao động từ 15-50%.
. Khoảng 7% các trường hợp mang thai là song thai; 0,5% là tam thai.
. Tỷ lệ sẩy thai được báo cáo là từ 13 - 15%.
- Những bệnh nhân không đáp ứng với Clomifen dường như có mức độ đề kháng với insulin cao hơn, béo phì và cường Androgen hơn so với những người rụng trứng.
- Kết quả từ 2 phân tích gộp cho thấy tỷ lệ có thai có thể tăng khi kết hợp Clomifen với Metformin so với chỉ dùng Clomifen, đặc biệt ở phụ nữ béo phì.
Ở bệnh nhân hội chứng buồng trứng đa nang bị tăng Insulin trong máu, Metformin được sử dụng để tái tạo chu kỳ kinh và kích thích rụng trứng, có kèm theo hoặc không kèm Clomifen.
- Là thuốc thay thế trong trường hợp điều trị bằng Clomifen thất bại sau 4-6 chu kỳ rụng trứng.
- Phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang không rụng trứng đặc biệt dễ phát triển nhiều nang noãn khi điều trị bằng FSH.
- Hiệu quả:
. Điều trị với liều thấp gonadotropin cho tỷ lệ rụng trứng và phát triển đơn nang cao hơn.
. Làm giảm đáng kể nguy cơ buồng trứng tăng sản xuất androgen nặng.
- Thuốc kháng Estrogen được sử dụng rộng rãi trong điều trị ung thư vú, có cấu trúc và tính chất tương tự như Clomifen.
- Hiệu quả: Tỷ lệ có thai và rụng trứng tương đương với Clomifen nhưng kết hợp cả hai thuốc không đem lại lợi ích.
Thuốc |
Liều dùng |
Lưu ý |
CÁC THUỐC KHÁNG ANDROGEN (ĐƯỜNG UỐNG) |
||
Cyproterone 2 mg/ethinyl estradiol 0,035 mg/viên |
Sử dụng theo chu kỳ: 1 viên/ngày từ ngày 1-21 của chu kỳ kinh, sau đó là 7 ngày không dùng thuốc |
Việc sử dụng nên khu trú ở những phụ nữ mắc các bệnh phụ thuộc androgen do nguy cơ nghẽn mạch huyết khối cao hơn so với thuốc tránh thai đường uống thế hệ 2. Phản ứng có hại: . Ảnh hưởng trên hệ tiêu hóa (gây khó chịu ở dạ dày, buồn nôn); ảnh hưởng trên hệ thần kinh trung ương (đau đầu, suy nhược), những ảnh hưởng hormon (xuất huyết giữa chu kỳ, thay đổi ham muốn tình dục, nám); các ảnh hường khác (thay đổi cân nặng). . Ít báo cáo về thuyên tắc tĩnh mạch huyết khối đặc biệt ở bệnh nhân béo phì và những người bị rối loạn đông máu. Chỉ dẫn đặc biệt: . Tránh dùng thuốc ở những bệnh nhân có tiền sử hoặc đang bị huyết khối, tiểu đường bị biến chứng mạch máu, có nhiều yếu tố nguy cơ hoặc nguy cơ huyết khối nặng, bệnh gan nặng, bệnh hồng cầu hình liềm, các bệnh ác tính ở cơ quan sinh dục hay vú có liên quan đến hormon steroid, chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân, có thai. . Sử dụng thận trọng ở bệnh nhân tiểu đường, bệnh lupus ban đỏ hệ thống, viêm ruột mãn tính, hội chứng tan huyết urê huyết, đau nửa đầu, tiền sử gia đình bị bệnh huyết khối. |
Thuốc |
Liều dùng |
Lưu ý |
CÁC THUỐC KHÁNG ANDROGEN (ĐƯỜNG UỐNG) (tiếp) |
||
Finasteride |
5 mg uống 1 lần/ngày |
Phản ứng có hại: Giảm ham muốn tình dục, tụt huyết áp do thay đổi tư thế, phù, chóng mặt, buồn ngủ. |
Flutamide |
125 – 250 mg uống 1 lần/ngày |
Phản ứng có hại: . Căng ngực . Đôi khi chảy sữa, buồn nôn/nôn, tiêu chảy, rối loạn chức năng gan, các rối loạn tim mạch, thay đổi khẩu vị, mất ngủ, mệt mỏi, rối loạn, giữ nước, nóng bừng, suy nhược, nổi mẩn, nước tiểu nhạt màu, chóng mặt, viêm niêm mạc miệng, thiếu máu, thiếu tế bào hạt, methemoglobin. Hướng dẫn đặc biệt: . Sử dụng thận trọng ở bệnh nhân rối loạn chức năng gan hoặc thận hoặc bệnh nhân mắc bệnh tim mạch. . Theo dõi chức năng gan ban đầu và định kỳ.
|
Medroxyprogesterone |
2,5 - 10 mg uống 1 lần/ngày trong 5 – 10 ngày Lặp lại trong 3 chu kỳ. |
Phản ứng có hại: . Ảnh hưởng trên hệ thần kinh trung ương (mất ngủ, chóng mặt, đau đầu, suy nhược); ảnh hưởng trên hệ tiêu hóa (buồn nôn, nôn, chán ăn, vàng da tắc mật); những ảnh hưởng khác (mệt mỏi, căng ngực, giữ nước, tăng/giảm cân, đau nơi tiêm) . Phản ứng có khả năng nguy hiểm đến tính mạng: thuyên tắc tĩnh mạch huyết khối và tắc mạch phổi, đặc biệt nếu medroxyprogesterone được dùng kết hợp với equine estrogen. |
Thuốc |
Liều dùng |
Lưu ý |
CÁC THUỐC KHÁNG ANDROGEN (ĐƯỜNG UỐNG) (tiếp) |
||
Spironolacton |
50- 200 mg uống chia nhiều lần mỗi ngày |
Phản ứng có hại: . Ảnh hưởng trên hệ thần kinh trung ương (đau đầu, buồn ngủ, mất điều hòa, thiếu minh mẫn). . Ảnh hưởng trên dạ dày – ruột (kích ứng, tiêu chảy); ảnh hưởng trên chuyển hóa (toan hóa nhẹ, hạ natri máu, tăng kali máu và tăng BUN thoáng qua). Hướng dẫn đặc biệt: . Tránh dùng ở bệnh nhân bị hạ kali máu hoặc suy thận nặng . Sử dụng thận trọng ở bệnh nhân có nguy cơ hạ kali máu.
|
CÁC THUỐC KHÁNG ANDROGEN (TẠI CHỖ) |
||
Eflornithine |
Kem 13,9% bôi 2 lần/ngày |
Phản ứng có hại: Mụn trứng cá, kích ứng da Hướng dẫn đặc biệt: Sử dụng thận trọng ở bệnh nhân suy thận |
CÁC THUỐC LÀM TĂNG NHẠY CẢM VỚI INSULIN |
||
Metformin |
500 -850 mg uống 2 – 3 lần/ngày |
Phản ứng có hại Ảnh hưởng thoáng qua trên dạ dày – ruột (chán ăn, buồn nôn/nôn); hiếm khi nhiễm toan acid lactic Hướng dẫn đặc biệt: Không nên sử dụng cho bệnh nhân suy thận, suy gan, nhiễm trùng hoặc đang nghiện rượu, nhiễm keto acid do đái tháo đường. Dùng trước hoặc trong bữa ăn.
|
Thuốc |
Liều dùng |
Lưu ý |
GONADOTROPIN |
||
Follitropin α1 |
Kích thích rụng trứng: 75-150 IU tiêm dưới da/tiêm bắp 1 lần/ngày. Có thể tăng thêm 37,5 IU ( đến 75 IU) sau 7 hoặc 14 ngày cho đến khi đạt được đáp ứng đầy đủ. Liều tối đa: 225 IU/ngày. Khi đã đạt được đáp ứng đầy đủ, sử dụng hCG 5.000 – 10.000 IU 1 – 2 ngày sau khi tiêm FSH.
|
Phản ứng có hại: - Ảnh hưởng trên hệ thần kinh trung ương (đau đầu); ảnh hưởng trên da (mụn trứng cá, phát ban); ảnh hưởng trên chuyển hóa (quá kích buồng trứng, chảy máu tử cung); ảnh hưởng trên dạ dày- ruột (khó chịu, buồn nôn); ảnh hưởng tại chỗ (phản ứng nơi tiêm). - Hiện tượng nghẽn mạch huyết khối có liên quan đến việc buồng trứng tăng sản xuất androgen hoặc không. - Xẹp phổi, bệnh hen suyễn trầm trọng hơn, hội chứng suy hô hấp cấp đã được báo cáo sau khi dùng thuốc. Hướng dẫn đặc biệt: Tránh dùng thuốc ở bệnh nhân có thai, bệnh nhân với nồng độ FSH cao cho thấy suy sinh dục nguyên phát, bệnh nội tiết không kiểm soát khác ngoài suy sinh dục, chảy máu âm đạo bất thường không rõ nguyên nhân, xuất huyết âm đạo không rõ nguyên nhân, nang buồng trứng hay phì đại buồng trứng, hoặc bệnh nhân có khối u buồng trứng, vú, tử cung, vùng hạ đồi hoặc tuyến yên. |
MỘT SỐ BIỆT DƯỢC HIỆN CÓ TẠI NHÀ THUỐC BỆNH VIỆN TỪ DŨ
STT |
Tên biệt dược |
Dạng bào chế, hàm lượng, đường dùng |
Hoạt chất |
1 |
Diane - 35 |
Viên chứa Cyproterone 2 mg/ethinyl estradiol 0,035 mg; uống |
Cyproterone /ethinyl estradiol |
2 |
Gonal - F |
Bơm tiêm đóng sẵn 300 IU/0,5mL; 450 IU/0,75 mL; tiêm dưới da |
Follitropin α1 |
3 |
Follitrope |
Bơm tiêm đóng sẵn 75 IU/0,15mL; 150 IU/0,3mL; 225 IU/0,45mL; 300IU/0,6mL; tiêm bắp hoặc tiêm dưới da. |
Follitropin α1 |
Tài liệu tham khảo:
- Mims obstetrics & gynecology, 4th edition, Polycystic Ovarian Syndrome, p.A209 – A215.
- GS.BS. Nguyễn Thị Ngọc Phượng (2011), Nội tiết sinh sản, NXB Y học, TP.Hồ Chí Minh.
Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng (RCT), BLING III cung cấp bằng chứng việc sử dụng truyền liên tục (CI) so với truyền ngắt quãng piperacillin/tazobactam và meropenem trên bệnh nhân nặng bị nhiễm trùng huyết. Điều này được củng cố bởi một đánh giá tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp (SRMA) của 18 RCT về CI hoặc truyền kéo dài (EI) (thời gian từ 3–4 giờ) các kháng sinh beta-lactam. Thách thức hiện nay là chuyển đổi CI như một tiêu chuẩn chăm sóc cho bệnh nhân nặng bị nhiễm trùng huyết. Các cân nhắc chính bao gồm các vấn đề sau:
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Alabama tại Birmingham, đã tiến hành phân tích dữ liệu thứ cấp trên đối tượng phụ nữ tăng huyết áp mạn tính trong thai kỳ, so sánh với phương pháp điều trị chính. Tăng huyết áp mạn tính nhẹ trong nghiên cứu được định nghĩa là huyết áp 140-159/90-104 mmHg trước 20 tuần của thai kỳ.
Nhiễm trùng huyết – sepsis - vẫn là một trong những nguyên nhân gây tử vong lớn nhất trên thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính 11 triệu người tử vong mỗi năm do tình trạng này. Các yếu tố chính của việc quản lý sepsis là chẩn đoán sớm, liệu pháp kháng sinh kinh nghiệm sớm và phù hợp, với biện pháp kiểm soát nguồn gây bệnh thích hợp và bảo tồn chức năng các cơ quan.
Sự ra đời của vắc-xin giúp chúng ta chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tổ chức y tế thế giới ước tính chương trình tiêm chủng hiện nay giúp ngăn ngừa 3,5-5 triệu ca tử vong mỗi năm do các bệnh như bạch hầu, uốn ván, ho gà, cúm và sởi [2].
Phòng ngừa suy nhược, mệt mỏi, đau nhức:
Hoạt động mỗi ngày đi bộ ngắn, tập các bài tập nhẹ nhàng. Giữ tinh thần ổn định
Chế độ ăn hợp lý trao đổi thêm với bác sĩ về dinh dưỡng bổ sung (thực phẩm giàu protein như thịt, cá, phô mai, sữa chua...). Uống nhiều nước, trừ khi có hướng dẫn khác.
Chườm khăn lạnh nếu có nhức mỏi, đau cơ.