Thông tin thuốc tháng 6/2014: Cảnh giác dược
DS. Thân Mỹ Linh
Khoa Dược - BV Từ Dũ
1. Sử dụng ceftriaxon có thể gây suy thận cấp ở trẻ em
Một nghiên cứu công bố ngày 24/3/2014 đăng trên tạp chí Pediatrics, việc sử dụng ceftriaxon điều trị các bệnh nhiễm trùng ở trẻ nhỏ có thể gây ra suy thận cấp (suy thận cấp có liên quan tới ceftriaxon - PARF).
Nghiên cứu hồi cứ báo cáo 31 trẻ em bị suy thận cấp sau khi điều trị ceftriaxon trong thời gian 2003 – 2012, không có tiền sử sỏi niệu hoặc bệnh thận trước đó. Ceftriaxon đã được chứng minh là thành phần chính của sỏi trong 4 trẻ em dựa vào phân tích phổ khối. Có 21 trẻ không đáp ứng với điều trị bằng thuốc.
2. Sử dụng fluoroquinolon đường uống hoặc đường tiêm có thể gây tổn thương thần kinh ngoại biên vĩnh viễn
Có 6 thuốc fluoroquinolon được FDA phê chuẩn trên thị trường: ciprofloxacin, gemifloxacin, levofloxacin, moxifloxacin, norfloxacin và ofloxacin.
Năm 2004, FDA thêm tác dụng phụ trên thần kinh ngoại biên trên các nhãn của fluoroquinolon uống và tiêm. Từ đó, FDA cho biết họ đã liên tục nhận được các báo cáo về tác dụng phụ này. Hệ thống báo cáo từ 01/1/2003 đến 01/8/2012, cho thấy tác dụng phụ trên thần kinh ngoại vi sau khi bắt đầu điều trị fluoroquinolon rất nhanh, thường trong vòng một vài ngày. Tổn thương trên thần kinh vẫn tồn tại một thời gian dài sau khi ngừng thuốc.
Nếu một bệnh nhân có triệu chứng thần kinh ngoại biên, tránh sử dụng fluoroquinolon trừ khi lợi ích của việc tiếp tục điều trị với fluoroquinolon vượt quá nguy cơ.
Ngày 15/8/2013, FDA yêu cầu cập nhật thông tin kê toa sản phẩm, cảnh báo rằng thuốc kháng sinh fluoroquinolon uống hoặc tiêm gây ra nguy cơ bệnh lý thần kinh ngoại vi nhanh và không hồi phục.
3. Kháng sinh doripenem không còn được sử dụng trong điều trị viêm phổi
Ngày 6/3/2014 FDA đưa ra cảnh báo doripenem không còn được sử dụng điều trị viêm phổi. FDA yêu cầu thay đổi thông tin kê toa, doripenem không được chấp thuận để điều trị bất kỳ loại viêm phổi nào. FDA ghi nhận nhiều bằng chứng chứng minh doripenem làm tăng nguy cơ tử vong và hiệu quả điều trị thấp hơn imipenem/cilastatin.
Doripenem vẫn được coi là an toàn và hiệu quả trong điều trị nhiễm trùng ổ bụng phức tạp và nhiễm trùng đường tiết niệu phức tạp ở người lớn, bao gồm cả nhiễm trùng thận (viêm thận bể thận).
4. Sử dụng thuốc azithromycin có thể tử vong do loạn nhịp tim
Ngày 12/3/2013 FDA cảnh báo rằng azithromycin có thể gây ra những thay đổi bất thường trong hoạt động điện của tim có thể dẫn đến nhịp tim bất thường có khả năng gây tử vong. Đặc biệt trên những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ như: kéo dài khoảng QT, nồng độ kali hoặc magie trong máu thấp, nhịp tim chậm hoặc sử dụng một số loại thuốc dùng để điều trị loạn nhịp tim.
Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe nên xem xét các nguy cơ loạn nhịp tim gây tử vong với azithromycin khi xem xét lựa chọn điều trị cho những bệnh nhân đã có nguy cơ tai biến tim mạch.
Tài liệu tham khảo
1. Antibiotic Could Cause Pediatric Renal Failure, Pediatrics. Published online March 24, 2014.
2. FDA Drug Safety Communication: Doribax (doripenem) - Risk When Used to Treat Pneumonia on Ventilated Patients.
3. FDA Drug Safety Communication: Azithromycin (Zithromax or Zmax) and the risk of potentially fatal heart rhythms.
4. FDA Drug Safety Communication: FDA requires label changes to warn of risk for possibly permanent nerve damage from antibacterial fluoroquinolone drugs taken by mouth or by injection.
Trong giai đoạn năm 2018-2021, Mạng lưới An toàn Chăm sóc Sức khỏe Quốc gia (NHSN) đã báo cáo rằng 0,4% (n = 1.951) các ca nhiễm trùng mắc phải tại bệnh viện (HAI) ở Hoa Kỳ nguyên nhân do Acinetobacter spp. gây ra. Trong số này có 28-45% không nhạy cảm với kháng sinh carbapenem (tức là trung gian hoặc đề kháng).
Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng (RCT), BLING III cung cấp bằng chứng việc sử dụng truyền liên tục (CI) so với truyền ngắt quãng piperacillin/tazobactam và meropenem trên bệnh nhân nặng bị nhiễm trùng huyết. Điều này được củng cố bởi một đánh giá tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp (SRMA) của 18 RCT về CI hoặc truyền kéo dài (EI) (thời gian từ 3–4 giờ) các kháng sinh beta-lactam. Thách thức hiện nay là chuyển đổi CI như một tiêu chuẩn chăm sóc cho bệnh nhân nặng bị nhiễm trùng huyết. Các cân nhắc chính bao gồm các vấn đề sau:
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Alabama tại Birmingham, đã tiến hành phân tích dữ liệu thứ cấp trên đối tượng phụ nữ tăng huyết áp mạn tính trong thai kỳ, so sánh với phương pháp điều trị chính. Tăng huyết áp mạn tính nhẹ trong nghiên cứu được định nghĩa là huyết áp 140-159/90-104 mmHg trước 20 tuần của thai kỳ.
Nhiễm trùng huyết – sepsis - vẫn là một trong những nguyên nhân gây tử vong lớn nhất trên thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính 11 triệu người tử vong mỗi năm do tình trạng này. Các yếu tố chính của việc quản lý sepsis là chẩn đoán sớm, liệu pháp kháng sinh kinh nghiệm sớm và phù hợp, với biện pháp kiểm soát nguồn gây bệnh thích hợp và bảo tồn chức năng các cơ quan.
Sự ra đời của vắc-xin giúp chúng ta chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tổ chức y tế thế giới ước tính chương trình tiêm chủng hiện nay giúp ngăn ngừa 3,5-5 triệu ca tử vong mỗi năm do các bệnh như bạch hầu, uốn ván, ho gà, cúm và sởi [2].
Phòng ngừa suy nhược, mệt mỏi, đau nhức:
Hoạt động mỗi ngày đi bộ ngắn, tập các bài tập nhẹ nhàng. Giữ tinh thần ổn định
Chế độ ăn hợp lý trao đổi thêm với bác sĩ về dinh dưỡng bổ sung (thực phẩm giàu protein như thịt, cá, phô mai, sữa chua...). Uống nhiều nước, trừ khi có hướng dẫn khác.
Chườm khăn lạnh nếu có nhức mỏi, đau cơ.