Thông tin về kháng sinh sử dụng trong thời kỳ cho con bú
DS. Đặng Thị Thuận Thảo
Khoa Dược – BV Từ Dũ
I. Tổng quan
Việc chỉ định kháng sinh trong thời kỳ cho con bú cần phải cân nhắc giữa lợi ích trên người mẹ và nguy cơ của trẻ khi không bú mẹ hoặc khả năng ảnh hưởng của thuốc trên trẻ bú mẹ. Một thuốc có thể sử dụng an toàn trong suốt thời kỳ mang thai nhưng cũng có thể không an toàn khi sử dụng trong thời kỳ cho con bú. Khả năng thuốc được vận chuyển qua sữa mẹ phụ thuộc vào sự vận chuyển thụ động những thuốc không bị ion hóa và không liên kết với protein. Những ảnh hưởng của thuốc trên trẻ bú mẹ có thể được hạn chế bằng việc chỉ định những thuốc kém hấp thu bằng đường uống hoặc tránh cho bú mẹ trong khoảng thời gian thuốc đạt nồng độ đỉnh ở người mẹ hoặc chỉ định những thuốc có tác dụng tại chỗ.
Những bằng chứng phơi nhiễm ảnh hưởng trên đứa trẻ phụ thuộc vào những liều kháng sinh sau đó ví dụ dị ứng penicilline nhưng đây là trường hợp quá liều hiếm gặp.
Những liều kháng sinh lớn có thể làm tăng sự phát triển bệnh nấm Candida trên người mẹ bằng cách giết chết vi khuẩn hệ đường ruột. Nhiều phụ nữ sử dụng những chế phẩm bổ sung acidophilus hoặc yoghurt để duy trì lại hệ cân bằng vi khuẩn.
II. Các nhóm kháng sinh
Bất kỳ thuốc nào cũng có thể qua sữa mẹ nhưng không chắc được hấp thu bởi em bé, vì vậy không nhất thiết phải trì hoãn việc cho con bú dựa trên nền tảng này.
Trong quá khứ tetracycline chống chỉ định sử dụng trên phụ nữ cho con bú vì thuốc này có thể bám trên răng chưa trưởng thành của trẻ sơ sinh (ngay cả khi không xuất hiện). Nếu thời gian điều trị ngắn thì điều này không được xem là vấn đề khi thuốc tạo phức với calcium trong sữa và không được hấp thu bởi đứa trẻ. Trong trường hợp điều trị lâu dài ví dụ như điều trị mụn trứng cá thì nên tránh sử dụng.
Metronidazole (biệt dược Flagyl) thường được chỉ định trong trường hợp nhiễm khuẩn âm đạo, được xem là có liên quan đến nguy cơ ung thư trên động vật gặm nhấm. Tuy nhiên, không có cuộc nghiên cứu nào cho thấy ung thư này có liên quan trên người, bao gồm những cuộc nghiên cứu trên trẻ sơ sinh phơi nhiễm với thuốc này trong thời gian bú mẹ. Trường hợp nặng nhất là trẻ đi phân lỏng khi bú mẹ có sử dụng Flagyl.
Metronidazole (Flagyl) có thể gây vị khó chịu cho sữa và vì vậy đứa trẻ từ chối bú mẹ. Thuốc này có thể làm thay đổi màu sữa.
Ở Mỹ, liều duy nhất 2g được sử dụng và việc cho con bú được ngưng tạm thời và các bà mẹ được đề nghị bỏ lượng sữa mẹ trong vòng 24 giờ sau khi sử dụng thuốc.
Ở Anh, sử dụng liều 200-400mg 3 lần ngày và bà mẹ vẫn cho con bú trong quá trình điều trị.
Việc dùng thuốc đường tiêm tĩnh mạch cho thấy không gây ra khó khăn trong quá trình cho trẻ bú.
Mặc dù thông tin còn hạn chế đối với những thuốc kháng nấm ví dụ như clotrimazole (Gyne-Lotrimin) hoặc miconazole (Monistat), những thuốc này qua sữa mẹ ở nồng độ thấp vì vậy việc chỉ định ít nguy cơ trên trẻ bú mẹ.
4. Những khánh sinh khác
Những kháng sinh khác được ưa chuộng hơn như trimethoprim hoặc nitrofuratoin để điều trị nhiễm trùng tiểu.
Nitrofurantoin (Furadantin, Macrodantin) chỉ có một lượng nhỏ được bài tiết qua sữa mẹ nhưng có thể gây thiếu máu tán huyết do thiếu G6PD ở trẻ sơ sinh (tình trạng hiếm gặp xảy ra trên trẻ sơ sinh). Thuốc có thể thay đổi màu nước tiểu, nước mắt và sữa của người mẹ.
Vancomycin và teicoplanin được sử dụng điều trị bệnh nhiễm trùng đề kháng MRSA. Tác dụng phụ của những thuốc này có khả năng trở nặng, do vậy cần kiểm tra công thức máu, chức năng gan thận. Việc điều trị MRSA thường sử dụng dạng thuốc tiêm bắp và tiêm tĩnh mạch.
Những kháng sinh như doxycycline (Vibramycin) hoặc minocycline (Minocine) nên tránh sử dụng trong thời kỳ cho con bú vì những thuốc này qua sữa mẹ và được hấp thu nhiều ở trẻ bú mẹ và có thể gây độc (nhuộm màu răng, giảm sự phát triển xương)
Kháng sinh điều trị nhiễm trùng bàng quang thường an toàn khi sử dụng trong thời kỳ cho con bú.
Phụ nữ cho con bú thường tăng nguy cơ nhiễm trùng bàng quang do nồng độ estrogen giảm, cơ âm đạo mỏng, pH âm đạo thay đổi và có sự tăng số lượng vi khuẩn. Do cơ âm đạo mỏng, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào niệu đạo, và di chuyển lên bàng quang. Những vi khuẩn này bám trên thành bàng quang và nhân lên.
Kháng sinh điều trị nhiễm trùng này thường là thường thuộc nhóm sulfat. Ciprofloxacin và dẫn xuất, nitrofurantoin thường được xem là an toàn khi sử dụng trong thời kỳ cho con bú.
Trẻ sơ sinh bú mẹ có sử dụng kháng sinh như penicillins, cephalosporins, macrolides, và aminoglycosides thường có sự thay đổi hệ vi khuẩn ruột. Điều này có thể dẫn đến trẻ đi phân lỏng và tiêu chảy nhưng tác dụng phụ này chỉ là tạm thời.
Tài liệu tham khảo
- Dr. Judith Reichman (2007), Is taking antibiotics safe while breast-feeding,
- Wendy Jones PhD MRPharmS (2004), The Breastfeeding Network
-
Newton ER (2002). Mastitis and breast abscess section of Physiology of lactation and breast-feeding. In SG Gabbe et al., eds., Obstetrics: Normal and Problem Pregnancies, 4th ed., chap. 5, pp. 127–128. New York: Churchill Livingstone.
Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng (RCT), BLING III cung cấp bằng chứng việc sử dụng truyền liên tục (CI) so với truyền ngắt quãng piperacillin/tazobactam và meropenem trên bệnh nhân nặng bị nhiễm trùng huyết. Điều này được củng cố bởi một đánh giá tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp (SRMA) của 18 RCT về CI hoặc truyền kéo dài (EI) (thời gian từ 3–4 giờ) các kháng sinh beta-lactam. Thách thức hiện nay là chuyển đổi CI như một tiêu chuẩn chăm sóc cho bệnh nhân nặng bị nhiễm trùng huyết. Các cân nhắc chính bao gồm các vấn đề sau:
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Alabama tại Birmingham, đã tiến hành phân tích dữ liệu thứ cấp trên đối tượng phụ nữ tăng huyết áp mạn tính trong thai kỳ, so sánh với phương pháp điều trị chính. Tăng huyết áp mạn tính nhẹ trong nghiên cứu được định nghĩa là huyết áp 140-159/90-104 mmHg trước 20 tuần của thai kỳ.
Nhiễm trùng huyết – sepsis - vẫn là một trong những nguyên nhân gây tử vong lớn nhất trên thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính 11 triệu người tử vong mỗi năm do tình trạng này. Các yếu tố chính của việc quản lý sepsis là chẩn đoán sớm, liệu pháp kháng sinh kinh nghiệm sớm và phù hợp, với biện pháp kiểm soát nguồn gây bệnh thích hợp và bảo tồn chức năng các cơ quan.
Sự ra đời của vắc-xin giúp chúng ta chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tổ chức y tế thế giới ước tính chương trình tiêm chủng hiện nay giúp ngăn ngừa 3,5-5 triệu ca tử vong mỗi năm do các bệnh như bạch hầu, uốn ván, ho gà, cúm và sởi [2].
Phòng ngừa suy nhược, mệt mỏi, đau nhức:
Hoạt động mỗi ngày đi bộ ngắn, tập các bài tập nhẹ nhàng. Giữ tinh thần ổn định
Chế độ ăn hợp lý trao đổi thêm với bác sĩ về dinh dưỡng bổ sung (thực phẩm giàu protein như thịt, cá, phô mai, sữa chua...). Uống nhiều nước, trừ khi có hướng dẫn khác.
Chườm khăn lạnh nếu có nhức mỏi, đau cơ.