Ngày 06/10/2011

Thuốc ngừa thai dạng uốngviên kết hợp chứa Estrogen và Progestin


Thuốc tránh thai viên uống dạng phối hợp được sử dụng để ngừa thai. Estrogen và progestin là hai hormone giới tính nữ. Sự kết hợp giữa estrogen và progestin giúp ngăn chặn sự rụng trứng, thay đổi niêm mạc của tử cung để ngăn ngừa thai nhi phát triển và thay đổi chất nhầy ở cổ tử cung để ngăn chặn tinh trùng xâm nhập. Thuốc tránh thai là một phương pháp ngừa thai rất hiệu quả, nhưng nó không ngăn chặn sự lây lan của virus HIV (virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch AIDS) và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Một số loại thuốc tránh thai cũng được sử dụng để điều trị mụn ở một số bệnh nhân. Thuốc tránh thai trị mụn bằng cách giảm số lượng các chất tự nhiên có thể gây ra mụn trứng cá.

Một số thuốc tránh thai cũng được sử dụng để làm giảm các triệu chứng của rối loạn tiền kinh nguyệt (triệu chứng thể chất và cảm xúc xảy ra trước chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng) ở phụ nữ, những người đã chọn sử dụng thuốc ngừa thai để tránh mang thai.

Nên sử dụng thuốc tránh  thai như thế nào?

Thuốc tránh thai có thể ở dạng 21, 28, hoặc 91 viên uống một lần một ngày, mỗi ngày hoặc gần như mỗi ngày của một chu kỳ kinh. Để tránh buồn nôn, có thể sử dụng thuốc tránh thai với thức ăn hoặc sữa, vào cùng một thời điểm trong ngày.

Thuốc tránh thai của các nhà sản xuất khác nhau có thể hoạt chất, liều lượng, cách sử dụng, những lợi ích và rủi ro khác nhau.

Đối với dạng bào chế vỉ 21 viên, uống 1 viên mỗi ngày trong 21 ngày và ngưng trong 7 ngày. Sau đó bắt đầu một vỉ thuốc mới.

Đối với dạng bào chế vỉ 28 viên, uống 1 viên mỗi  ngày theo thứ tự quy định trên vỉ thuốc. Bắt đầu ngay một vỉ thuốc mới sau khi kết thúc vỉ thuốc trước. Viên thuốc của hầu hết các vỉ 28 viên có màu sắc khác nhau hoặc có dạng vỉ 28 viên nén có màu nhất định có chứa hàm lượng estrogen và progestin khác nhau, nhưng cũng có thể có viên nén màu sắc khác không có tác dụng mà chỉ bổ sung folate.

Tham vấn ý kiến bác sĩ về thời điểm bắt đầu dùng thuốc ngừa thai và liệu có cần phải sử dụng thêm một phương pháp ngừa thai khác trong thời gian từ 7 đến 9 ngày đầu tiên khi bắt đầu sử dụng thuốc ngừa thai dạng uống. Thuốc tránh thai thường được bắt đầu vào ngày đầu tiên hoặc ngày thứ năm của chu kỳ kinh nguyệt hoặc vào ngày chủ nhật đầu tiên sau khi có kinh. Cần thực hiện theo các hướng dẫn một cách nghiêm túc.

Có thể sẽ bị xuất huyết tương tự như một chu kỳ kinh nguyệt khi đang dùng các viên thuốc không có tác dụng hoặc viên chứa estrogen liều thấp hoặc trong tuần không dùng thuốc.

Chảy máu bất thường có thể xảy ra, đặc biệt là vào lúc bắt đầu điều trị. Tiếp tục vỉ thuốc mới theo lịch trình ngay cả khi vẫn còn chảy máu.

Để đạt hiệu quả phòng ngừa cao cần phải sử dụng thêm phương pháp ngừa thai khác nếu bị nôn mửa hoặc tiêu chảy khi đang dùng thuốc ngừa thai. Cần hỏi ý kiến bác sĩ để chuẩn bị một phương pháp ngừa thai khác trong trường hợp cần thiết. Tiếp tục thuốc tránh thai hàng ngày ngay cả khi bạn đang rối loạn dạ dày, hoặc không nghĩ rằng bạn có khả năng mang thai. Không tự ý ngưng dừng thuốc.

Đối với phụ nữ mới sinh, chờ đến 4 tuần sau khi sinh bắt đầu uống thuốc ngừa thai còn các trường hợp đã phá thai hoặc sẩy thai cần uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Các ứng dụng khác của thuốc ngừa thai

Thuốc tránh thai cũng đôi khi được sử dụng để điều trị kinh nguyệt không đều và lạc nội mạc tử cung.
 

 Tác dụng phụ thường gặp của thuốc ngừa thai 

  • Buồn nôn, nôn
  •  
  • Co thắt dạ dày hoặc đầy hơi
  •  
  • Tiêu chảy, táo bón
  •  
  • Viêm nướu (sưng nướu)
  •  
  • Tăng hoặc giảm cảm giác ngon miệng
  •  
  • Tăng cân hoặc giảm cân
  •  
  • Sạm da, mụn trứng cá
  •  
  • Lông, tóc tăng trưởng ở những nơi không bình thường
  •  
  • Chảy máu hoặc ít máu giữa chu kỳ kinh nguyệt
  •  
  • Thay đổi lượng kinh nguyệt
  •  
  • Âm đạo bị kích ứng, sưng, đỏ, rát, hoặc ngứa

Một số tác dụng phụ có thể nghiêm trọng cần thông báo bác sĩ để cân nhắc việc sử dụng thuốc 

  • Nhức đầu dữ dội
  •  
  • Nôn nhiều, nghiêm trọng
  •  
  • Chóng mặt hoặc ngất
  •  
  • Vấn đề về phát âm
  •  
  • Yếu hay tê liệt một cánh tay hoặc chân
  •  
  • Đau ngực hoặc nặng ngực
  •  
  • Khó  thở, ho ra máu
  •  
  • Nhìn đôi, phồng mắt, mất thị lực một phần hoặc toàn
  •  
  • Đau dạ dày nặng
  •  
  • Vàng da hoặc vàng mắt
  •  
  • Mất cảm giác ngon miệng
  •  
  • Mệt mỏi kéo dài, yếu, hay thiếu năng lượng
  •  
  • Sốt
  •  
  • Nước tiểu màu sậm
  •  
  • Phân có màu nhạt
  •  
  • Sưng bàn tay, bàn chân, mắt cá chân.
  •  
  • Trầm cảm, đặc biệt kèm theo khó ngủ, mệt mỏi, mất năng lượng, thay đổi tâm trạng
  •  
  • Chảy máu bất thường
  •  
  • Phát ban
  •  
  • Chảy máu kinh nguyệt bất thường nặng hoặc kéo dài lâu hơn 7 ngày liên tiếp

Thuốc tránh thai có thể làm tăng nguy cơ phát triển các khối u gan. Những khối u này không phải là một dạng ung thư, nhưng nó có thể vỡ và gây chảy máu nghiêm trọng bên trong cơ thể. Thuốc tránh thai cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú hoặc ung thư gan, hoặc một cơn đau tim, đột quỵ, hoặc các cục máu đông nghiêm trọng.

Triệu chứng của quá liều 

  • Buồn nôn
  •  
  • Chảy máu âm đạo

Một số lưu ý khi dùng thuốc tránh thai      

Chú ý quan trọng

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ các tác dụng phụ  nghiêm trọng của thuốc tránh thai, bao gồm các cơn đau tim, cục máu đông, và đột quỵ. Nguy cơ này cao hơn cho phụ nữ trên 35 tuổi và hút thuốc lá nặng (>15 điếu thuốc lá mỗi ngày). Không nên hút thuốc nếu đang dùng thuốc tránh  thai.

Trước khi uống thuốc ngừa thai

Cần thông báo cho bác sĩ các bệnh lý nội khoa, ngoại khoa đã gặp phải
Thông báo với bác sĩ và dược sĩ nếu bị dị ứng estrogen, progestin, hoặc bất kỳ loại thuốc khác.
Thông báo cho bác sĩ  và dược sĩ các loại thuốc đang sử dụng.

Chú ý: 

  • Thuốc kháng sinh: ampicillin, clarithromycin, erythromycin, isoniazid, metronidazole, minocycline, rifabutin, rifampin, tetracycline
  •  
  • Thuốc chống đông máu: warfarin
  •  
  • Thuốc kháng nấm: griseofulvin, fluconazole, itraconazole, ketoconazole
  •  
  • Thuốc ức chế protease hiv: indinavir và ritonavir.
  •  
  • Thuốc kháng viêm steroid: dexamethasone, methylprednisolone, prednisone và prednisolone.
  •  
  • Thuốc tuyến giáp: levothyroxine.
  •  
  • Thuốc chống co giật: carbamazepine, felbamate,  lamotrigine, oxcarbazepine, phenobarbital, phenytoin, primidone, topiramate.
  •  
  • Các thuốc khác: paracetamol, atorvastatin, clofibrate, cyclosporine, cimetidine, danazol, delavirdine, diltiazem, fluoxetine,  modafinil, morphne, nefazodone, temazepam, theophylline, vitamin C, zafirlukast….
  •  
  • Các sản phẩm thảo dược, đặc biệt là St John wort

Trước khi sử dụng Beyaz® hoặc Safyral®, cũng cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết nếu đang dùng cholestyramine, thuốc bổ sung folate, methotrexate, pyrimethamine, sulfasalazine, hoặc axit valproic.

Nếu đang dùng Beyaz®, Safyral®, Yasmin® hoặc Yaz®, ngoài các thuốc được liệt kê ở trên cần chú ý

     
  • Thuốc ức chế men chuyển: angiotensin-(ACE)  benazepril, enalapril, lisinopril.
  •  
  • Thuốc đối kháng angiotensin II  irbesartan, losartan, valsartan.
  •  
  • Aspirin và các thuốc chống viêm không steroid (nsaids): ibuprofen, naproxen.
  •  
  • Thuốc lợi tiểu: amiloride, spironolactone, triamterene, eplerenone
  •  
  • Heparin và thuốc bổ sung kali.

Nên làm gì nếu quên thuốc

Có thể cần phải sử dụng thêm một phương pháp ngừa thai trong 7 - 9 ngày hoặc cho đến khi kết thúc chu kỳ và vẫn tiếp tục uống thuốc khi kết hợp sử dụng một phương pháp ngừa thai khác. Tất cả các loại thuốc tránh thai đều có những hướng dẫn cụ thể trong trường hợp nếu quên một hoặc nhiều liều. Đọc kỹ các thông tin của nhà sản xuất đi kèm với hộp thuốc ngừa thai. 

Điều kiện bảo quản

Thuốc phải còn trong bao bì, kín, để xa khỏi tầm với của trẻ em. Bảo quản ở nhiệt độ phòng và tránh nhiệt độ và độ ẩm quá cao.

DS. Thân  Mỹ Linh (dịch)
  Khoa Dược – BV Từ Dũ

Nguồn: 

 http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/druginfo/meds/a601050.html

 

Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ