Tương tác Thuốc - Bệnh thường gặp trên những bệnh nhân lớn tuổi
Ds. Đặng Thị Thuận Thảo
Khoa Dược – BV Từ Dũ
Thuốc có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của hầu hết những người lớn tuổi nhưng đồng thời cũng có thể gây ra những tác dụng không mong muốn nếu như chúng ta sử dụng thuốc không hợp lý (gọi là sự tương tác giữa thuốc và bệnh).
Sự chỉ định sử dụng thuốc hợp lý hay không hợp lý đều có thể dẫn tới tương tác giữa thuốc – bệnh, điều này có nghĩa là thuốc đó có nguy cơ làm trầm trọng thêm một bệnh trước đó của bệnh nhân.
Những bệnh nhân lớn tuổi già yếu đặc biệt có sự nhạy cảm đối với những biến cố không mong muốn xảy ra do sự tương tác thuốc – bệnh bởi vì những người lớn tuổi thường mắc nhiều bệnh mãn tính, họ phải sử dụng nhiều thứ thuốc do vậy giảm khả năng duy trì sự cân bằng trong cơ thể.
NỘI DUNG
Người cao tuổi có những thay đổi nhiều so với người trẻ :
+ Hấp thu: pH dạ dày tăng, lưu lượng máu giảm, chuyển động bao tử có thể chậm trễ. Hai yếu tố đầu làm giảm hấp thu trong khi yếu tố thứ ba có thể làm thuốc hấp thu nhiều hơn.
+ Thải trừ : Sau 40 tuổi, lưu lượng máu qua thận giảm, độ lọc tiểu cầu thận giảm chính vì vậy khi sử dụng thuốc cho người cao tuổi nên dùng liều nhỏ hơn đối với những thuốc thải trừ chính qua thận.
Mc Leod , người Canada là người đầu tiên đưa ra những tiêu chuẩn thống nhất về sự tương tác thuốc – bệnh ở những người lớn tuổi. Sau đó, Beers, một người Mỹ đã phát triển hệ thống những tiêu chuẩn cho từng nhóm thuốc nhưng không áp dụng cho những người lớn tuổi mắc bệnh mãn tính.
Một vài nghiên cứu đã kiểm tra dịch tễ học của sự tương tác thuốc – bệnh ở người lớn tuổi nhưng chủ yếu tập trung ở những bệnh nhân không nhập viện.Một nghiên cứu của Anh cho thấy có 14.4% bệnh nhân lớn tuổi uống Benzodiazepin bị phản chỉ định do có tiền sử bị suy giảm nhận thức.
Một nghiên cứu gần đây đã kiểm tra một biến cố tương tác thuốc – bệnh khi sử dụng hệ thống tiêu chuẩn của Beers ở 229 bệnh nhân lớn tuổi nội trú được cho về nhà; kết quả cho thấy trong số những bệnh nhân được cho về có 30% bệnh nhân có một hoặc nhiều hơn sự tương tác giữa thuốc – bệnh.
* Nội dung chi tiết vui lòng bạn tải file .pdf.
Sốt là triệu chứng phổ biến trong thực hành lâm sàng hàng ngày và một số lượng lớn người bệnh nhập viện do sốt. Nhiều người bệnh được dùng thuốc kháng sinh, thuốc kháng vi-rút, thuốc kháng nấm hoặc thuốc kháng ký sinh trùng, nếu coi nhiễm trùng là nguyên nhân chính. Tuy nhiên, thuốc được dùng để điều trị có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây sốt trong bối cảnh như vậy
Năm 2024, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã ban hành hướng dẫn về việc sử dụng doxycyclin dự phòng sau phơi nhiễm (doxy-PEP) để phòng ngừa bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). Dự phòng sau phơi nhiễm là một chiến lược hoá trị dự phòng, trong đó thuốc được dùng sau khi có khả năng phơi nhiễm để ngăn ngừa nhiễm trùng. Đây là một chiến lược phòng ngừa phổ biến và hiệu quả đối với HIV và các bệnh nhiễm trùng khác, chẳng hạn như bệnh dại và uốn ván. Doxycyclin là một kháng sinh nhóm tetracyclin phổ rộng dung nạp tốt và được khuyến cáo điều trị bệnh chlamydia và là phương pháp thay thế trong điều trị giang mai ở những bệnh nhân không có thai.
Việc bẻ, nghiền viên nén không bao, bao phim, bao đường hoặc mở viên nang giải phóng dược chất tức thì không làm thay đổi sinh khả dụng của thuốc và giúp bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt hơn
Trẻ em không phải người lớn thu nhỏ. Các yếu tố dược động học ở trẻ sơ sinh thay đổi liên tục do sự phát triển nhanh về sinh lý. Tiêm tĩnh mạch thường được sử dụng trong điều trị cho trẻ sơ sinh, đặc biệt khi trẻ đang điều trị tại đơn vị chăm sóc tích cực. Khi tiêm tĩnh mạch, hiệu quả gần như tức thời. Hầu hết các loại thuốc tiêm tĩnh mạch cho trẻ sơ sinh có những yêu cầu riêng về độ pha loãng và/hoặc tốc độ truyền.
Trong giai đoạn năm 2018-2021, Mạng lưới An toàn Chăm sóc Sức khỏe Quốc gia (NHSN) đã báo cáo rằng 0,4% (n = 1.951) các ca nhiễm trùng mắc phải tại bệnh viện (HAI) ở Hoa Kỳ nguyên nhân do Acinetobacter spp. gây ra. Trong số này có 28-45% không nhạy cảm với kháng sinh carbapenem (tức là trung gian hoặc đề kháng).
Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng (RCT), BLING III cung cấp bằng chứng việc sử dụng truyền liên tục (CI) so với truyền ngắt quãng piperacillin/tazobactam và meropenem trên bệnh nhân nặng bị nhiễm trùng huyết. Điều này được củng cố bởi một đánh giá tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp (SRMA) của 18 RCT về CI hoặc truyền kéo dài (EI) (thời gian từ 3–4 giờ) các kháng sinh beta-lactam. Thách thức hiện nay là chuyển đổi CI như một tiêu chuẩn chăm sóc cho bệnh nhân nặng bị nhiễm trùng huyết. Các cân nhắc chính bao gồm các vấn đề sau: