Vắc xin ngừa cúm và thai kỳ
Ds Thân Thị Mỹ Linh (lược dịch)
Khoa Dược
Hiện nay, dịch cúm đang lan rộng và trở nên nghiêm trọng ở một số khu vực trên thế giới. Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ mắc bệnh và gặp phải các biến chứng của cúm. Sau đây là tổng hợp các câu trả lời cho những câu hỏi thường gặp về bệnh cúm và thai kỳ được thông tin bởi Hiệp hội sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) năm 2015.
1. Bệnh cúm là gì?
Bệnh cúm thường xuất hiện bất ngờ, các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm sốt, nhức đầu, mệt mỏi, đau cơ, ho và đau họng. Cúm có thể dẫn đến các biến chứng như viêm phổi hoặc một số biến chứng khác đe dọa tính mạng.
2. Ai có nguy cơ bị biến chứng do cúm?
Một số người có nguy cơ gia tăng các biến chứng của cúm, bao gồm:
• Người lớn từ 65 tuổi trở lên
• Trẻ em dưới 5 tuổi
• Những người có các bệnh lý kèm theo như hen, bệnh tim hoặc ung thư
• Phụ nữ mang thai
3. Vì sao mang thai làm tăng nguy cơ biến chứng của bệnh cúm?
Những thay đổi bình thường trong hệ thống miễn dịch xảy ra trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ biến chứng của bệnh cúm. Ngoài biến chứng do cúm gây ra, phụ nữ mang thai có thể gặp những diễn tiến bất lợi cho thai kỳ như chuyển dạ sớm, sinh non. Khả năng phải nhập viện nếu bị cúm trong khi mang thai cao hơn và nguy cơ tử vong vì cúm cũng tăng.
4. Ai nên chủng ngừa bệnh cúm?
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) khuyên mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên, bao gồm cả phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú đều được chủng ngừa cúm mỗi năm. Nếu đang mang thai, cách tốt nhất là chủng ngừa sớm vào mùa cúm (từ tháng 10 năm trước đến tháng 5 năm sau) ngay khi có vắc xin. Vắc xin sử dụng được cho bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ. Nếu có tình trạng sức khoẻ làm tăng nguy cơ biến chứng của bệnh cúm (hen suyễn hoặc bệnh tim…) tốt nhất nên chủng ngừa trước khi bắt đầu mùa cúm.
5. Nên chọn loại vắc xin ngừa cúm nào?
Có hai loại vắcxin phòng bệnh cúm: dạng tiêm đơn liều và dạng phun sương qua đường mũi. Vắc xin dạng tiêm đơn liều chứa vi rút cúm bất hoạt, không có khả năng gây bệnh. Dạng này sử dụng được cho phụ nữ có thai ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ. Dạng thuốc phun sương qua đường mũi chứa vắc-xin cúm sống, suy giảm hoạt lực, không được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, dạng xịt mũi an toàn cho phụ nữ sau khi sinh, bao gồm cả những người đang cho con bú sữa mẹ.
6. Vắc xin ngừa cúm hoạt động như thế nào?
Vắc xin cúm tác động làm cho hệ thống miễn dịch của cơ thể tạo ra các kháng thể chống virus cúm, các kháng thể lưu thông trong máu, gặp phải virus cúm, các kháng thể sẽ đánh dấu để hệ thống miễn dịch tiêu diệt nó. Mất khoảng 2 tuần để cơ thể tạo ra các kháng thể bảo vệ sau khi chủng ngừa cúm.
7. Nên chủng ngừa cúm bao lâu một lần?
Với một số loại vắc xin, kháng thể được tạo ra vẫn hoạt động trong nhiều năm. Nhưng các loại virus gây ra cúm có thể thay đổi hàng năm, các kháng thể được tạo ra để bảo vệ cơ thể với các chủng virus gây cúm trong năm nay có thể không hiệu quả với chủng virus cúm vào năm sau. Vì vậy, vắc xin cúm thay đổi mỗi năm, việc chủng ngừa cũng phải thực hiện mỗi năm.
8. Hiệu quả của chủng ngừa cúm khi mang thai đôi với thai nhi?
Vắc xin ngừa bệnh cúm làm "hai nhiệm vụ" là bảo vệ cả mẹ và thai nhi. Trẻ sơ sinh không thể chủng ngừa cúm đến khi trẻ được 6 tháng tuổi. Nếu người mẹ được chủng ngừa cúm khi mang thai, các kháng thể tạo ra trong cơ thể người mẹ sẽ được truyền cho con thông qua nhau thai. Những kháng thể này sẽ bảo vệ em bé trong 6 tháng đầu đời cho tới khi em bé có thể được chủng ngừa.
9. Vắc xin có an toàn không?
Vắc xin được phát triển với các tiêu chuẩn an toàn cao nhất, cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ phê duyệt cho các vắc xin. CDC tiếp tục theo dõi tất cả các vắc xin sau khi được chấp thuận, các vắc xin này đã được sử dụng trong nhiều năm ở hàng triệu phụ nữ có thai và không gây ra vấn đề trong quá trình mang thai hoặc các dị tật bẩm sinh trên thai nhi.
10. Vắc xin có thể gây ra chứng tự kỷ liên quan tới chất bảo quản thimerosal?
Không có bằng chứng khoa học nào cho thấy các vắc xin chứa chất bảo quản thimerosal, một loại chất bảo quản có chứa thủy ngân, có thể gây ra chứng tự kỷ hoặc các vấn đề sức khoẻ khác ở trẻ sơ sinh. Các vắc xin chứa thimerosal không gây ra chứng tự kỷ ở trẻ em được sinh ra từ những phụ nữ đã tiêm vắc xin. Có một loại vắc xin cúm không chứa thimerosal, nhưng các chuyên gia đã không chỉ ra rằng vắc xin không chứa thimerosal là tốt hơn cho bất kỳ nhóm đối tượng cụ thể nào, bao gồm cả trẻ em và phụ nữ có thai.
11. Các phản ứng phụ của vắc xin?
Hầu hết các phản ứng phụ của vắc xin đều nhẹ, như đau cánh tay đau hoặc sốt nhẹ và biến mất trong vòng một hoặc hai ngày. Tác dụng phụ nghiêm trọng và dị ứng rất hiếm.
12. Nên làm gì nếu bị cúm khi mang thai?
Nếu triệu chứng bị cúm đang mang thai trong vòng 2 tuần sau sinh, hãy liên hệ ngay với bác sĩ. Nên dùng thuốc kháng vi-rút càng sớm càng tốt. Các triệu chứng cúm bao gồm:
• Sốt hoặc cảm sốt
• Ớn lạnh
• Nhức mỏi cơ thể
• Đau đầu
• Mệt mỏi
• Ho hoặc đau họng
• Chảy mũi hoặc nghẹt mũi
Nên sử dụng thuốc kháng virus theo toa của bác sĩ, thuốc hiệu quả nhất nếu sử dụng trong vòng 48 giờ kể từ khi bắt đầu có triệu chứng bệnh cúm, nhưng vẫn có hiệu quả sau khi các triệu chứng bắt đầu 4-5 ngày. Thuốc kháng virus không chữa khỏi bệnh cúm, nhưng có thể rút ngắn thời gian và mức độ nghiêm trọng của cúm.
Tài liệu tham khảo
http://www.acog.org/Patients/FAQs/The-Flu-Vaccine-and-Pregnancy
Trẻ em không phải người lớn thu nhỏ. Các yếu tố dược động học ở trẻ sơ sinh thay đổi liên tục do sự phát triển nhanh về sinh lý. Tiêm tĩnh mạch thường được sử dụng trong điều trị cho trẻ sơ sinh, đặc biệt khi trẻ đang điều trị tại đơn vị chăm sóc tích cực. Khi tiêm tĩnh mạch, hiệu quả gần như tức thời. Hầu hết các loại thuốc tiêm tĩnh mạch cho trẻ sơ sinh có những yêu cầu riêng về độ pha loãng và/hoặc tốc độ truyền.
Trong giai đoạn năm 2018-2021, Mạng lưới An toàn Chăm sóc Sức khỏe Quốc gia (NHSN) đã báo cáo rằng 0,4% (n = 1.951) các ca nhiễm trùng mắc phải tại bệnh viện (HAI) ở Hoa Kỳ nguyên nhân do Acinetobacter spp. gây ra. Trong số này có 28-45% không nhạy cảm với kháng sinh carbapenem (tức là trung gian hoặc đề kháng).
Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng (RCT), BLING III cung cấp bằng chứng việc sử dụng truyền liên tục (CI) so với truyền ngắt quãng piperacillin/tazobactam và meropenem trên bệnh nhân nặng bị nhiễm trùng huyết. Điều này được củng cố bởi một đánh giá tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp (SRMA) của 18 RCT về CI hoặc truyền kéo dài (EI) (thời gian từ 3–4 giờ) các kháng sinh beta-lactam. Thách thức hiện nay là chuyển đổi CI như một tiêu chuẩn chăm sóc cho bệnh nhân nặng bị nhiễm trùng huyết. Các cân nhắc chính bao gồm các vấn đề sau:
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Alabama tại Birmingham, đã tiến hành phân tích dữ liệu thứ cấp trên đối tượng phụ nữ tăng huyết áp mạn tính trong thai kỳ, so sánh với phương pháp điều trị chính. Tăng huyết áp mạn tính nhẹ trong nghiên cứu được định nghĩa là huyết áp 140-159/90-104 mmHg trước 20 tuần của thai kỳ.
Nội dung chi tiết vui lòng xem file đính kèm
Nhiễm trùng huyết – sepsis - vẫn là một trong những nguyên nhân gây tử vong lớn nhất trên thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính 11 triệu người tử vong mỗi năm do tình trạng này. Các yếu tố chính của việc quản lý sepsis là chẩn đoán sớm, liệu pháp kháng sinh kinh nghiệm sớm và phù hợp, với biện pháp kiểm soát nguồn gây bệnh thích hợp và bảo tồn chức năng các cơ quan.