Ngày 13/04/2017

Vắc xin phòng ngừa HPV: hai liều hay ba liều

    DS. Huỳnh Thị Hồng Gấm (dịch)
    Khoa Dược - BV Từ Dũ

    Trong một thử nghiệm lâm sàng quốc tế gần đây, Iversen và cộng sự đã đánh giá liệu tiêm vắc xin phòng ngừa HPV theo chế độ 2 liều trên thanh thiếu niên từ 9-14 tuổi có thể tạo ra đáp ứng miễn dịch tương tự như chế độ tiêm 3 liều trên thiếu nữ 16-26 tuổi. Các dữ liệu thu nhận được từ năm 2013 đến năm 2015 tại 52 cơ sở ở 15 nước khác nhau. Các thiếu nữ mạnh khỏe và chưa có quan hệ tình dục trước khi tham gia nghiên cứu.

    5 nghiên cứu đoàn hệ khác nhau, với mỗi nghiên cứu khoảng 300 người tham gia. Các bé gái từ 9-14 tuổi nhận 2 liều vắc xin phòng ngừa HPV cách nhau 6 tháng, một nghiên cứu tương tự được thực hiện riêng lẻ trên các bé trai có độ tuổi tương tự. Ở nhóm thứ 3, gồm cả bé trai và bé gái 9-14 tuổi, nhận 2 liều vắc xin cách nhau 12 tháng. Cuối cùng, 2 nghiên cứu đoàn hệ (các thiếu nữ 9-14 tuổi và nhóm chứng là các phụ nữ trẻ từ 16-20 tuổi) nhận 3 liều vắc xin chuẩn trong vòng 6 tháng.

    Đáp ứng kháng thể với các chuỗi vắc xin được đánh giá ở mức cơ bản và sau liều cuối cùng. Sự đáp ứng dương tính với vắc xin thay đổi thùy theo kiểu huyết thanh được nói đến.

    Nhìn chung tỷ lệ chuyển đổi huyết thanh rất tốt (> 98%) bất kể là nhóm nào. Tuy nhiên, nhìn chung, trong 3 nhóm, mức kháng thể cao hơn ở nhóm tiêm phòng vắc xin 2 liều trên những bé gái còn trẻ tuổi hơn. Sử dụng phương pháp tiếp cận không thấp kém hơn, đáp ứng với mỗi type huyết thanh toàn thể cũng cao, khoảng 98.5%-100%. Nhìn chung, chế độ 2 liều cách nhau 12 tháng tốt hơn 2 liều cách nhau 6 tháng. Theo dõi 6 tháng sau liều vắc xin cuối, mức độ đáp ứng duy trì với tỷ lệ mong đợi. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng, kháng thể đáp ứng với vắc xin HPV 9 – valent với  2 liều riêng biệt cách nhau 6 tháng hoặc 12 tháng không kém hơn so với đáp ứng với chế độ 3 liều chuẩn trên phụ nữ và vị thành niên.

    Quan điểm

    Nhiều nhà cung cấp dịch vụ có thể đã nghe khuyến cáo hiện tại về việc xem xét chế độ tiêm 2 liều vắc xin phòng ngừa HPV, nhưng ít người nhận thức được nghiên cứu này công bố kết quả cùng thời điểm. Thật tuyệt vời khi xem lại dữ liệu thực tế và đánh giá tỷ lệ đáp ứng đều cao giống nhau trong tất cả các phân nhóm, bất kể chế độ liều. Những dữ liệu này cho thấy rằng chế độ 2 liều là tốt, nhưng chúng ta cũng cần xem xét khoảng thời gian bảo vệ ở chế độ 2 liều so với 3 liều, và tỷ lệ hoàn thành lịch trình chế độ 2 liều sẽ vượt hơn tỷ lệ này ở chế độ 3 liều. Có thể là nhiều cá nhân sẽ hoàn thành lịch trình chế độ 2 liều hơn bởi vì tiêm ít lần hơn. Mặt khác, tiêm cách nhau 12 tháng có thể làm giảm số bệnh nhân hoàn thành lịch trình tiêm phòng. Trong một hoặc hai năm nữa sẽ có thể đánh giá tác động của sự thay đổi này dựa trên các báo cáo về tỷ lệ hoàn thành lịch trình tiêm phòng.

    Thật đáng chú ý rằng, mức ngưỡng kháng thể được sử dụng cho kết cục đại diện cho việc bảo vệ chống nhiễm HPV. Theo thời gian, có thể so sánh tỷ lệ nhiễm giữa các cá nhân đã nhận chế độ tiêm phòng 2 liều so sới những người đã nhận chế độ 3 liều, đưa ra câu trả lời dứt khoát về việc liệu chế độ tiêm phòng 2 liều có bảo vệ như chế độ 3 liều. 

    Nguồn

    http://www.medscape.com/viewarticle/874428

    Tài liệu tham khảo

    Iversen O, Miranda MJ, Ulied A, et al. Immunogenicity of the 9-valent HPV vaccine using 2-dose regimens in girls and boys vs a 3-dose regimen in women. JAMA. 2016;316:2411-2421.

    DS. Huỳnh Thị Hồng Gấm

    Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ