Viêm gan mạn tính
DS. Huỳnh Thị Kim Hằng
Khoa Dược - BV Từ Dũ
1. Phân tích bệnh lý
Viêm gan mạn tính là gan bị viêm dẫn đến việc tế bào gan bị hoại tử, bệnh kéo dài trên 6 tháng có thể được coi là vêm gan mạn tính . Nguyên nhân phát bệnh viêm gan mạn tính rất nhiều, thông thường có liên quan đến sự tồn tại liên tục của virus viêm gan, chức năng miễn dịch của cơ thể suy yếu, chức năng trao đổi chất và hệ thống vi tuần hoàn của gan bị rối loạn.
2. Biểu hiện lâm sàng và mối nguy hại
Viêm gan mạn tính ít gặp hơn so với viêm gan cấp tính nhưng nó có thời gian ủ bệnh rất lâu, kéo dài nhiều năm thậm chí là vài chục năm. Biểu hiện lâm sang của viêm gan mạn tính không thống nhất, một số người bệnh không có cảm giác khó chịu trong thời kỳ đầu, số khác cảm thấy chán ăn, mệt mỏi, nhiệt thấp, bụng trên khó chịu. Người bệnh nặng sau một thời gian dài ủ bệnh sẽ tổn hại gan nghiêm trọng, gây ra nhiều loại bệnh gan.
3. Các đường lây bệnh viêm gan
Con đường lây truyền bao gồm: từ mẹ sang con, da và niêm mạc bị trầy, đường tình dục. Lây truyền trong quá trình chuyển dạ và đẻ là phương thức chủ yếu của con đường lây truyền từ mẹ sang con, thường xảy ra trong trường hợp tiếp xúc với máu & dịch thể của người mẹ bị nhiễm HBV (viêm gan siêu vi B) khi sinh, một tỷ lệ nhỏ của việc lây truyền từ mẹ sang con là do lây nhiễm trong tử cung. Ngoài ra, dùng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng cũng có thể bị lây bệnh viêm gan B. Mức độ lây nhiễm HBV trong việc giao hợp với người bị nhiễm HBV và người quan hệ bừa bãi là rất cao. Ôm ấp, hắt hơi, ho, ăn uống, dùng chung đồ dùng ăn cơm và ly uống nước thường sẽ không lây truyền bệnh viêm gan.
4. Nguyên tắc dưỡng sinh
Theo đông y, viêm gan mạn tính do gan tỳ suy tổn, khí độc trì lưu, vì vậy khi điều trị có thể phối hợp thuốc với thức ăn có công dụng bổ gan tỳ song song với trừ tà độc. Thức ăn nên dùng là Thủ ô, Sơn dược, thịt bò, táo đỏ, linh chi, trứng gà, bí đỏ, cá trạch.
5. Canh dưỡng sinh dùng cho người viêm gan mạn tính
5.1. Canh sườn nấu mực:
Nguyên liệu: Mực 0.5kg, sườn 300g, đậu phộng 200g, táo đỏ 10 quả, gia vị (gừng, hành, muối)
Cách làm: Sườn rửa sạch chặt khúc, táo đỏ rửa sạch bỏ hạt, đậu phộng ngâm nước 40 phút vớt ra. Mực làm sạch luộc 5 phút vớt ra rửa lại. Cho nước vào nồi nấu sôi, cho sườn, mực, đậu phộng, gừng, táo đỏ vào nấu sôi, vặn lửa nhỏ nấu them 1.5 giờ, nêm muối, hành.
Công dụng dưỡng sinh: Mực có giá trị dinh dưỡng cao, giàu protein, calcium, phosphor, sắt, chứa nhiều selen, iode, mangan. Rất có ích cho việc cải thiện chức năng tạo máu, thúc đẩy xương phát triển. Selen, đa peptide có tác dụng chống vi rus, chống bức xạ. Mực còn chứa một loại taurine có thể làm giảm cholesterol trong máu, tiêu trừ mệt mỏi, hồi phục thị lực, cải thiện chức năng gan.
5.2. Hà thủ ô nấu thịt bò:
Nguyên liệu: Hà thủ ô 50g, sơn dược 50g, thịt bò 150g, gừng 1 miếng. Gia vị (rượu vàng, muối, bột ngọt).
Cách làm: Thịt bò rửa nước ấm cho vào nồi luộc 5 phút, cắt miếng to. Dầu sôi cho thịt bò vào xào 2 phút, rưới rượu thơm đảo đều, cho vào nồi sành cùng hà thủ ô, sơn dược ngâm nước, gừng, muối, nấu với lửa nhỏ đến khi thịt bò chin mềm, nêm gia vị vừa ăn.
Công dụng dưỡng sinh: Hà thủ ô có tác dụng bổ ích tinh huyết, nhuận trường thong tiện thường được dùng để trị các chứng huyết hư chóng mặt, viêm gan mạn tính. Sơn dược , thịt bò đều có công dụng bổ hư cường kiện, bảo vệ gan. Món canh này rất tốt cho người bị viêm gan mạn tính.
5.3. Linh chi, táo đỏ nấu gà ác:
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
|
Nguyên liệu: Gà ác 1 con, táo đỏ 50g, nước ép nấm linh chi 30g, gia vị (hành, muối, bột nêm).
Cách làm: gà làm sạch luộc chín, cho nước ép linh chi vào nồi sành, thêm gà, táo đỏ, muối, nấu với lửa nhỏ trong 2 giờ, cho hành nêm vừa ăn.
Công dụng dưỡng sinh: Nấm linh chi tính ôn, vị nhạt, có tác dụng tư dưỡng cường tráng, thúc đẩy sự trao đổi chất. Trong linh chi có 15 loại acid amine sẽ nâng cao sức đề kháng của cơ thể, giúp an thần định trí, kiện vị. Có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị các chứng thần kinh suy nhược, ho lao, chóng mặt hay quên,mất ngủ, nhiều mộng. Trong những năm gần đây, y học lâm sang dùng linh chi vào việc hỗ trợ các chứng bệnh mạch vành, đau thắt tim,, mỡ trong máu cao, viêm cơ tim, bạch cầu giảm, viêm gan, viêm khí quản mạn tính, loét dạ dày tá tràng, đạt hiệu quả khá rõ ràng.
5.4. Canh cá chạch:
Nguyên liệu: Cá chạch 100g, gia vị
Cách làm: Cá chạch dùng muối chà sạch nhớt, bỏ ruột, rửa sạch. Chiên cá cho vàng, vớt cá nấu với 1 chén nước, lửa nhỏ đến khi còn nửa chén, nêm chút muối vừa ăn.
Công dụng dưỡng sinh: Theo Đông y, cá chạch tính bình, vị ngọt, có tác dụng bổ tỳ vị, ôn trung ích khí, giải độc tiêu viêm, lợi tiểu. Dùng hỗ trợ các chứng uể oải, phiền khát, liệt dương, trĩ, phù thủng do thiếu dinh dưỡng, có công dụng rất tốt trong hỗ trợ điều trị viêm gan mạn tính.
5.5. Canh thịt viên nấu bí đỏ, đầu hành:
Nguyên liệu: Bí đỏ 200g, thịt bò 300g, cà chua 2 quả, bắp hộp, long trứng gà 1 chén. Đầu hành, hành băm, tỏi băm, rau mùi.
Cách làm: Bí đỏ làm sạch cắt hạt lựu, bắp hộp đổ ra để ráo, cà chua luộc sơ bỏ hạt cắt hạt lựu. Thịt bò rửa sạch , bỏ gân, say nhuyễn, cho vào tô thêm trứng, nêm gia vị, hành băm, tỏi băm trộn đều, vo viên vừa ăn. Dầu sôi xào bí chín thêm nước nấu sôi, cho bắp hộp, cà chua, bò viên nấu chín, cho muối, đầu hành, nêm vừa ăn, rau ngò.
Công dụng dưỡng sinh: Bí đỏ có thể ức chế một số triệu chứng của bệnh gan và thận, chất pectin trong bí đỏ giúp tăng cường khả năng tái sinh của tế bào gan, thận. Vì vậy người viêm gan mạn tính nên ăn nhiều bí đỏ để làm giảm bệnh tình.
5.6. Canh trứng thập cẩm:
Nguyên liệu: Cà rốt, mộc nhĩ ngâm nước, dưa leo, trứng gà 1 quả, gia vị bột năng, dầu mè.
Cách làm: Tất cả nguyên liệu rửa sạch cắt hạt lựu. Nấu nước sôi cho tất cả nguyên liệu vô nấu chín, quậy bột năng cho vào, đánh trứng cho vào, nấu sôi nêm vừa ăn, cho dầu mè nhắc xuống.
Công dụng dưỡng sinh: Trứng gà chứa loại protein tốt nhất trong tự nhiên có thể khôi phục tế bào gan bị tổn hao. Lecithil giúp thúc đẩy tế bào gan tái sinh. Ăn lượng vừa phải trứng gà có công dụng trị bệnh rất tốt đối với người bị viêm gan mạn tính.
5.7. Canh Hà thủ ô nấu đậu đen chân gà:
Nguyên liệu: Chân gà 8 cái, thịt nạc heo 100g, đậu đen 20g, táo đỏ bỏ hạt 5g, hà thủ ô 10g.
Cách làm: Chân gà làm sạch trụng nước sôi, đậu đen rang sơ, Cho tất cả vào nồi thêm nước nấu với lửa nhỏ trong 3 giờ.
Công dụng: Hà thủ ô vị ngọt đắng chát, tính hơi ôn quy can, tâm, thận kinh, có tác dụng bổ gan ích thận, dưỡng huyết, trừ phong trị gan thận âm suy, râu tóc bạc sớm, huyết hư, chóng mặt, hông gối mỏi, gân cốt đau nhức, di tinh, huyết trắng, viêm gan mạn tính. Hỗ trợ bệnh tiểu đường, cải thiện chứng xơ vữa động mạch và chứng táo bón do tuổi già. Ngoài ra Hà thủ ô còn có tác dụng ức chế vi khuẩn lao, vi khuẩn lỵ.
Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng (RCT), BLING III cung cấp bằng chứng việc sử dụng truyền liên tục (CI) so với truyền ngắt quãng piperacillin/tazobactam và meropenem trên bệnh nhân nặng bị nhiễm trùng huyết. Điều này được củng cố bởi một đánh giá tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp (SRMA) của 18 RCT về CI hoặc truyền kéo dài (EI) (thời gian từ 3–4 giờ) các kháng sinh beta-lactam. Thách thức hiện nay là chuyển đổi CI như một tiêu chuẩn chăm sóc cho bệnh nhân nặng bị nhiễm trùng huyết. Các cân nhắc chính bao gồm các vấn đề sau:
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Alabama tại Birmingham, đã tiến hành phân tích dữ liệu thứ cấp trên đối tượng phụ nữ tăng huyết áp mạn tính trong thai kỳ, so sánh với phương pháp điều trị chính. Tăng huyết áp mạn tính nhẹ trong nghiên cứu được định nghĩa là huyết áp 140-159/90-104 mmHg trước 20 tuần của thai kỳ.
Nhiễm trùng huyết – sepsis - vẫn là một trong những nguyên nhân gây tử vong lớn nhất trên thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính 11 triệu người tử vong mỗi năm do tình trạng này. Các yếu tố chính của việc quản lý sepsis là chẩn đoán sớm, liệu pháp kháng sinh kinh nghiệm sớm và phù hợp, với biện pháp kiểm soát nguồn gây bệnh thích hợp và bảo tồn chức năng các cơ quan.
Sự ra đời của vắc-xin giúp chúng ta chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tổ chức y tế thế giới ước tính chương trình tiêm chủng hiện nay giúp ngăn ngừa 3,5-5 triệu ca tử vong mỗi năm do các bệnh như bạch hầu, uốn ván, ho gà, cúm và sởi [2].
Phòng ngừa suy nhược, mệt mỏi, đau nhức:
Hoạt động mỗi ngày đi bộ ngắn, tập các bài tập nhẹ nhàng. Giữ tinh thần ổn định
Chế độ ăn hợp lý trao đổi thêm với bác sĩ về dinh dưỡng bổ sung (thực phẩm giàu protein như thịt, cá, phô mai, sữa chua...). Uống nhiều nước, trừ khi có hướng dẫn khác.
Chườm khăn lạnh nếu có nhức mỏi, đau cơ.