Các vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh
Nghẹt mũi:
– Biểu hiện: thở khụt khịt, … không có biểu hiện khác kèm theo như: thở nhanh, ho, sổ mũi, sốt, … nghe rõ khi kề tai vào mũi trẻ.
– Nguyên nhân: Do cấu tạo đường mũi trẻ sơ sinh tương đối hẹp hoặc do chất tiết bám.
– Xử trí:
+ Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý, có thể dùng hai ngón tay trỏ day vào hay bên cánh mũi trẻ để chất tiết bong ra rồi vệ sinh nhẹ nhàng.
+ Không nên dùng que gòn ngoáy vào mũi trẻ.
+ Theo dõi nếu trẻ vẫn khỏe và bú tốt.
Nấc cụt:
– Nguyên nhân
+ Trẻ bú quá no.
+ Trẻ bú bình không đúng cách.
+ Trào ngược dạ dày thực quản.
+ Thay đổi nhiệt độ đột ngột.
– Cách xử trí:
+ Không cho bú quá no và không đợi trẻ quá đối mới cho bú.
+ Xoa lưng cho trẻ khi nấc cụt.
+ Bế trẻ đầu cao sau bú để dễ tiêu hóa.
+ Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, thay đổi tư thế cho bú, để trẻ bú ở tư thế đầu cao.
Vặn mình, đỏ mặt.
– Biểu hiện:
+ Trẻ vặn mình trong vài phút, vận động tay chân hay rướn người.
+ Tự hết sau 2 – 3 tháng và trẻ vẫn tăng cân bình thường.
– Nguyên nhân: các tế bào thần kinh, vỏ não chưa phát triển toàn diện.
– Xử trí: đi khám bác sĩ nếu trẻ có kèm theo các biểu hiện bất thường khác: gồng mình hay giật mình, khó ngủ, đổ mồ hôi trộm, nôn ói, …
Tuyến vú sưng to:
– Bộ ngực phát hiện, sưng hoặc có khối u to, mềm, có thể tiết ra một ít sữa, thường tự hết sau vài tuần.
– Nguyên nhân: do các hóc môn đã được mẹ truyền qua cho con trước khi sinh.
– Xử trí: chỉ theo dõi tại nhà. Đi khám ngay nếu cú trẻ sưng đỏ, đau, tiết dịch kèm sốt.
Kinh nguyệt giả:
– Nguyên nhân: lượng estrogen trong cơ thể trẻ giảm dần khiến lớp niêm mạc tử cung bong ra. Thường xảy ra sau sinh từ 3 – 7 ngày và kéo dài khoảng 1 tuần.
Vàng da
- Cách nhận biết vàng da:
– Quan sát dưới ánh sáng mặt trời, dùng tay ấn vào vùng da nghi ngờ vàng da, đè khoảng 5 giây, buông ra quan sát xem có vàng hay không.
- Các mức độ vàng da: vàng da nhẹ và vàng da nặng
– Nhẹ: da hơi vàng ở mặt, thân mình. Bé vẫn bú tốt.
– Nặng: da vàng sậm, lan xuống tay chân.
+ Bé bú kém, bỏ bú.
+ Vàng da xuất hiện sớm (1 – 2 ngày sau sinh).
- Theo dõi vàng da:
– Trẻ đủ tháng: 14 ngày sau sinh.
– Trẻ sinh non tháng: 21 ngày sau sinh.
Cần đưa trẻ đi khám khi có một trong những dấu hiệu sau:
– Ói/ chướng bụng, kèm quấy khóc, bỏ bú hoặc bú ít. Dịch nôn màu nâu, xanh hoặc đỏ. Tiêu phân có lẫn máu, táo bón hoặc tiêu chảy.
– Dấu hiệu thở bất thường: thở nhanh ≥ 60 lần/ phút. Hoặc kèm thở rên, rút lõm ngực, phập phòng cánh mũi.
– Sốt hoặc hạ thân nhiệt.
– Dấu hiệu nhận biết động kinh trẻ sơ sinh: co giật toàn thân, cử động lặp đi lặp lại, động kinh trong giấc ngủ, cơ bắp đột ngột co thắt.
– Ngủ li bì, khó đánh thức: trẻ sơ sinh dưới 4 tuần tuổi ngủ nhiều hơn 4 – 5 tiếng so với cử bú gần nhất.
– Rốn rỉ dịch, chảy máu, mủ hoặc lâu rụng (quá 7 ngày).
Dấu hiệu cần đưa trẻ đi cấp cứu:
– Ngưng thở, lay gọi không tỉnh.
– Tím tái.
– Co giật toàn thân.
Đưa trẻ từ 9 tháng - 2 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vacvine đi tiêm đầy đủ và đúng lịch
Sản phụ
Dấu hiệu bất thường cần tái khám
Trẻ sơ sinh
Gặp những vân đề về sức khỏe
Cần được theo dõi đến 2 tuổi
Điều trị kịp thời để cải thiện chiều cao
Nuôi dưỡong
Vàng da sơ sinh
Chăm sóc rốn
Vệ sinh răng miệng
Liều lượng thuốc sử dụng cho trẻ em
Sử dụng thuốc nhỏ mắt
Không để thuốc trong tầm với của trẻ
Đối với trẻ em dưới 2 tuổi
Tầm quan trọng cho trẻ bú sữa mẹ sớm sau sinh
Cách bế trẻ khi cho con bú
Sữa non