Thai giới hạn tăng trưởng trong tử cung
Khi thai nhi trong bụng không phát triển tốt như chúng ta mong đợi, tình trạng này được gọi là thai giới hạn tăng trưởng (FGR). Trẻ sơ sinh bị giới hạn tăng trưởng từ trong bào thai (FGR) có nguy cơ cao mắc các biến chứng trước, trong và sau khi sinh do đó cần theo dõi chặt chẽ hơn so với những bé phát triển bình thường. Đôi khi theo dõi tại một thời điểm sẽ không thể phân biệt một thai nhỏ là sinh lý hay bị hạn chế tăng trưởng và để xác định có thể cần thực hiện nhiều hơn một lần siêu âm.
Một thai nhi được coi là nhỏ (có thể là sinh lý hoặc bệnh lý FGR) nếu kích thước hoặc cân nặng ước tính trên siêu âm nhỏ hơn ngưỡng phần trăm thứ 10. Điều này có nghĩa là trong số 100 trẻ sơ sinh của dân số chung, sẽ có 10 trẻ có kích thước nhỏ. Tuy nhiên, ngay cả một em bé nhỏ cũng có thể có kết quả sức khỏe tốt nếu được theo dõi thai kỳ thích hợp và chăm sóc y tế tốt.
Nguyên nhân gây hạn chế tăng trưởng thai nhi có thể bao gồm
- Suy thai mạn tính: khi nhau thai không hoạt động tốt như bình thường và không cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi đang phát triển.
- Các bệnh lý ảnh hưởng đến mẹ như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch...
- Các yếu tố lối sống như hút thuốc lá điện tử, hút thuốc lá, uống rượu hoặc sử dụng chất kích thích khác.
- Nhiễm trùng trong thai kỳ ảnh hưởng đến thai nhi.
- Thai nhi bị rối loạn nhiễm sắc thể hoặc di truyền.
- Mẹ có chế độ dinh dưỡng kém.
Làm gì nếu em bé của bạn nhỏ hoặc không phát triển như mong đợi?
Nếu thai nhi của bạn nhỏ hoặc không phát triển như mong đợi, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm sau để kiểm tra sức khỏe của bé:
- Siêu âm: Đo sự phát triển và kích thước của bé, quan sát cử động của thai.
- Đo nước ối: Đo lượng nước ối xung quanh thai.
- Siêu âm màu (Doppler): Đo lưu lượng máu giữa thai và nhau thai, để đánh giá sức khỏe của thai.
- Đồ thị tim thai (CTG): Theo dõi nhịp tim thai để xem thai nhi có cử động và khỏe mạnh không.
Khi bác sĩ xác định rằng thai giới hạn tăng trưởng, thai kỳ sẽ được theo dõi chặt chẽ nhằm sớm phát hiện các biến chứng và xử trí kịp thời.
Dựa vào đó, bác sĩ sẽ thảo luận với bạn về việc nên sinh con sớm hơn hay tiếp tục thai kỳ lâu hơn sẽ an toàn hơn cho bạn và em bé. Nếu việc tiếp tục thai kỳ là an toàn, bạn có thể tiếp tục thai kỳ cho đến tối đa 37 tuần. Trong trường hợp bé không an toàn trong tử cung tại thời điểm khảo sát, có thể cần kết thúc thai kỳ sớm. Nếu tuổi thai chưa đủ lớn, một số thuốc hỗ trợ sẽ được sử dụng trước và sau khi sinh để giúp trẻ sơ sinh thích nghi tốt hơn sau sinh. Để giảm rủi ro cho bé, bạn nên sinh con tại một bệnh viện chuyên khoa sản uy tín, có đơn vị chăm sóc sơ sinh phù hợp với nhu cầu có thể có của em bé.
Sinh con khi thai giới hạn tăng trưởng
Một số yếu tố sẽ được xem xét để lên kế hoạch sinh, chẳng hạn như:
- Tình trạng sức khỏe của mẹ
- Tuổi thai, tình trạng sức khỏe thai và cân nặng ước tính
- Phương pháp khởi phát chuyển dạ và loại sinh
- Giám sát liên tục nhịp tim thai trong khi sinh
- Chăm sóc sơ sinh phù hợp
Nếu không có chống chỉ định hoặc biến chứng khác, bạn có thể sinh thường và bé sẽ được theo dõi chặt chẽ trong khi sinh. Tuy nhiên, nếu có thêm biến chứng lo ngại về sức khỏe thai, bác sĩ của bạn có thể khuyên nên sinh mổ. Trách nhiệm của bác sĩ là giúp bạn đưa ra lựa chọn tốt nhất cho bản thân.
Tôi có thể làm gì để giảm nguy cơ không?
Có một số yếu tố nguy cơ là không thể thay đổi và bạn không thể làm gì để ngăn chặn nó. Tuy nhiên, có một số điều bạn có thể làm để giảm nguy cơ thai giới hạn tăng trưởng, như sau:
- Bỏ hút thuốc lá và tránh hút thuốc lá thụ động.
- Tránh sử dụng ma túy hoặc các chất khác ngoài mục đích y tế.
- Sống lành mạnh và ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.
- Nếu bạn có nguy cơ cao mắc bệnh tiền sản giật (một tình trạng nghiêm trọng đặc trưng bởi huyết áp cao và protein trong nước tiểu), bạn có thể được khuyên nên dùng aspirin liều thấp trong thai kỳ cho đến khi em bé ra đời.


Tiền sản giật xảy ra khi bạn đang mang thai và bị huyết áp cao kèm theo có protein trong nước tiểu (tiểu đạm). Tiền sản giật có nhiều mức độ nặng khác nhau và thường xảy ra sau tuần lễ thứ 20 của thai kỳ.
Là những thai kỳ với ít nhất 1 vết mổ cũ trên cơ tử cung như: vết mổ lấy thai, mổ bóc u xơ tử cung, mổ tạo hình tử cung, thủng tử cung do nạo hút thai.
Khám tiền hôn nhân là việc làm vô cùng cần thiết, giúp các cặp đôi kiểm tra tổng quát sức khỏe trước khi cưới.
Bệnh lý truyền nhiễm trong thai kỳ có thể gây ra nhiều tác động đến bạn và con bạn. Do đó, dự phòng lây nhiễm có vai trò quan trọng, bảo vệ sức khỏe của bạn và thai nhi.
Là biện pháp sử dụng thuốc hoặc các phương pháp khác để đưa thai kỳ vào chuyển dạ sinh.
Thường áp dụng cho những thai có chỉ định chấm dứt thai kỳ bằng ngã âm đạo