Phá thai ở nữ vị thành niên
Tổ NCKH – Phòng KHTH – BV Từ Dũ
- Đặt vấn đề
Vị thành niên là giai đoạn chuyển đổi quan trọng từ thiếu niên sang người lớn. Chất lượng của cuộc sống tương lai vị thành niên phụ thuộc nhiều vào những cơ hội được tận dụng để phát triển nhân cách cá nhân như học tập, có công ǎn việc làm để có thể tránh được những vấn đề phát sinh ra do quan hệ tình dục như mang thai ngoài ý muốn, bắt buộc phải nghỉ học hoặc các tác động nghiêm trọng đến sức khỏe (Bongaarts và cộng sự, 1998).
Giai đoạn hình thành và phát triển vị thành niên chịu tác động rất lớn bởi những yếu tố kinh tế, vǎn hóa, xã hội đặc trưng. Do phong tục tập quán ở những môi trường vǎn hóa xã hội khác nhau rất khác nhau nên rất khó đánh giá vị thành niên theo khía cạnh vǎn hóa của các quốc gia. Tuy nhiên, vị thành niên cũng có những đặc tính chung như tính tò mò, ảnh hưởng của bạn đồng lứa đối với các vấn đề tình dục, sự thiếu hiểu biết về thụ thai và sinh sản cũng như tránh thai. Theo các nhà nhà nghiên cứu thì đây là những yếu tố ảnh hưởng đến mang thai vị thành niên. Tuy nhiên, trong những xã hội khác nhau thì sự ảnh hưởng của những yếu tố này đến vị thành niên cũng khác nhau (UN, 1998).
Hiện nay, quan hệ tình dục tuổi vị thành niên và tình trạng nạo phá thai ở lứa tuổi này đang là một vấn đề xã hội của mọi quốc gia trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Bài viết này sử dụng kết quả của một số nghiên cứu và tạp chí để tổng hợp một các khái quát thực trạng phá thai ở nữ VTN và các vấn đề liên quan.
Trong kế hoạch đào tạo tháng 3, khoa Sanh nhắc lại “Hướng dẫn phòng ngừa viêm phổi bệnh viện”, ban hành kèm theo quyết định số 3671/ QĐ-BYT ngày 27 tháng 9 năm 2012 của Bộ Y tế.
Bài báo cáo online
BS.CKII. Trần Thị Nhật Thiên Trang
ThS.BS. Trần Thị Thúy Phượng
Chuyên đề: Chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh trong điều kiện dịch bệnh COVID-19
TS.BS Lê Quang Thanh
Tác giả: ThS.ĐD Nguyễn Thị Tuyết Hằng
Thời gian: lúc 14g00, ngày 05/3/2020
Báo cáo viên: BS. CK2. Trần Thị Nhật Thiên Trang