Ngay khi bé chỉ mới là một hạt mầm bé xíu xuất hiện trong tử cung của bạn, thì bạn đã phải nhận lấy trách nhiệm đảm bảo một môi trường lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất để bé phát triển. Danh sách những điều nên và không nên trong thai kỳ dưới đây có thể giúp bạn có thêm hiểu biết để mang lại những điều tốt đẹp nhất cho bé yêu của mình.
Khi mang thai, rạn da cũng là một trong những hiện tượng khá phổ biến ở mẹ bầu, không chỉ ảnh hưởng đến vẻ đẹp làn da, mà còn gây nên “sự mặc cảm” cho không ít bà mẹ trẻ.
DHA là tên viết tắt của Acide docosahexaénoïque - một acid béo không no omega-3, chiếm tỷ lệ rất cao trong chất xám của não bộ (ảnh hưởng tới sự thông minh) và trong võng mạc – gần 60% trong võng mạc (tổng chỉ huy sự nhìn của mắt).
Đây là một trong những mối đe dọa trong thai kỳ cho sức khỏe của mẹ bầu và cả em bé, nhưng hiện tại có rất ít người biết về bệnh này. Vì vậy, chúng ta cùng tìm hiểu về tình trạng này các mẹ bầu nhé.
Một thăm dò trên 3800 cặp vợ chồng mang thai trong 3 tháng đầu tại Mỹ cho thấy khoảng 9% có lo lắng và tự kiêng QHTD. Số lần QHTD trung bình trong 3 tháng đầu thai kỳ từ 5 – 10 lần. Khoảng 11% cặp vợ chồng cho biết họ QHTD chỉ có 15 lần trong suốt thai kỳ.
Chuột rút (vọp bẻ) là hiện tượng phổ biến ở phụ nữ trong thời gian mang thai. Chuột rút thường xảy ra ở chân, đùi, bàn chân, bàn tay hoặc cơ bụng do các cơ co thắt đột ngột, khiến các bộ phận này của các mẹ bầu rất đau nhức, không thể cử động.
Nhau cài răng lược là một bệnh lý nguy hiểm, có khả năng đe dọa tính mạng mẹ và thai nhi nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời.
Khoảng 70% phụ nữ mang thai có triệu chứng ốm nghén, thường xuất hiện vào giai đoạn đầu của thai kỳ lúc thai 9-10 tuần. Thông thường, cuối tháng thứ 4 của thai kỳ các triệu chứng này gần như biến mất hoàn toàn hoặc giảm đi nhiều.
Can xi là một chất khoáng rất quan trọng cần cho quá trình phát triển xương của trẻ trong giai đoạn bào thai và tuổi nhỏ.
Theo Tổ chức y tế thế giới WHO, hiện có khoảng 30% dân số thế giới bị thiếu máu, chủ yếu là do thiếu máu thiếu sắt. Phụ nữ mang thai là đối tượng bị thiếu máu thường gặp nhất và là vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng tại nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, theo số liệu 2015 cho thấy có 32,8% phụ nữ có thai bị thiếu máu trong đó thiếu máu do thiếu sắt chiếm gần 70%.
Thực hiện giảm đau khi sanh sẽ làm cho sản phụ giảm cảm giác đau khi chuyển dạ, giúp cho sản phụ nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sanh.
Cử động thai (hay còn gọi là thai máy) là khi thai nhi có những cử động như xoay trở mình, tay chân hay toàn thân, mà người mẹ cảm nhận được.
Chị T. T. H. O. 32 tuổi (Bà Rịa - Vùng Tàu), cùng chồng đến Bệnh viện Từ Dũ ngày 26/11/2018 theo tư vấn của các cơ sở chăm sóc sức khỏe sinh sản tại tỉnh Bà Rịa - Vùng Tàu, để được điều trị bởi bệnh viện có đầy đủ trang thiết bị, nhân lực cho một ca mổ có nhiều nguy cơ: thai quá ngày, con to và cao huyết áp, nguy cơ tiền sản giật.
Nhìn chung, việc di chuyển bằng máy bay trong thời kỳ mang thai là an toàn đối với những thai kỳ khỏe mạnh, không có nguy cơ bệnh lý kèm theo.
Chế độ dinh dưỡng, cách ăn uống của người phụ nữ khi mang thai đặc biệt quan trọng vì có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Mỗi người phụ nữ cần quan tâm tới khẩu phần ăn của mình lúc mang thai một cách khoa học để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Tăng cân là biểu hiện tích cực cho thấy sự phát triển của thai nhi, chỉ số tăng cân hợp lý của người mẹ lúc mang thai phụ thuộc vào từng giai đoạn của thai kỳ và tình trạng dinh dưỡng trước khi mang thai.
Đếm cử động thai là một trong những hành động cần thiết của mẹ để theo dõi sức khỏe thai nhi. Bạn có thể được nghe nói đến nhiều cách đếm cử động thai. Dưới đây là một trong những hướng dẫn chuẩn theo RCOG-Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoàng gia Anh, được Thạc sĩ- Bác sĩ Hồng Thành Tài- khoa Cấp Cứu- Bệnh viện Từ Dũ lược dịch.
Tăm - chăm sóc rốn cho bé
Trẻ nhỏ đôi khi có biểu hiện biếng ăn và kén ăn. Thực tế có khoảng 25% đến 35% trẻ ở lứa tuổi chập chững biết đi và lứa tuổi mẫu giáo được cha mẹ cho là kén ăn hoặc khảnh ăn. Tuy nhiên, đa số những trẻ này đều có cảm giác ngon miệng phù hợp với lứa tuổi và đều phát triển bình thường. Vì vậy cần giúp gia đình và người chăm sóc trẻ thực hành cho trẻ ăn hiệu quả.
Ăn bổ sung (hay chúng ta thường gọi là ăn dặm) là cho trẻ ăn thêm các thức ăn giàu năng lượng và chất dinh dưỡng khác ngoài sữa mẹ dưới dạng mềm hoặc đặc.
Giai đoạn ăn bổ sung là giai đoạn từ 6 đến 24 tháng tuổi. Ngoài bú mẹ trẻ cần ăn bổ sung.
Từ 6 tháng tuổi trở đi, mặc dù sữa mẹ vẫn đóng vai trò rất quan trọng cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cho trẻ, nhưng không thể đáp ứng đủ tổng mức năng lượng cần cho sự phát triển của trẻ, vì vậy ngoài sữa mẹ cần cho trẻ ăn bổ sung.
- Nhiều chất dinh dưỡng hoàn hảo
- Được hấp thu dễ, sử dụng có hiệu quả cao.
- Bảo vệ trẻ chống lại nhễm khuẩn.
- Giúp trẻ thông minh hơn so với ăn bằng sữa nhân tạo.
- Chi phí its tốn kém hơn nuôi trẻ ăn bằng sữa nhân tạo.
Massage thông tắc tuyến sữa từ 2-4 lần giúp tăng hiệu quả tiết sữa. Uống nhiều nước 2-3 lít/ngày, không cho bé bú việc tiết sữa sẽ ngưng sớm.
Thời kỳ hậu sản liên quan đến việc người mẹ trải qua nhiều thay đổi, cả về cảm xúc và thể chất, đồng thời học cách đối phó với tất cả những thay đổi cần thiết khi trở thành một người mẹ. Thời kỳ hậu sản cũng liên quan đến việc bố mẹ học cách chăm sóc trẻ sơ sinh và các hoạt động mới của gia đình. Bên cạnh đó, người mẹ trong giai đoạn này cũng cần chăm sóc tốt cho bản thân để khôi phục lại sức khỏe. Bạn sẽ cần nghỉ ngơi nhiều hơn, dinh dưỡng tốt và cần có sự giúp đỡ của người khác trong ít nhất vài tuần đầu sau sinh.
Khi có các dấu hiệu nguy hiểm: thai máy ít, ra huyết âm đạo nhiều, liên tục; ra nước âm đạo; gò tử cung liên tục, gây đau; hoặc khi có bất kì dấu hiệu bất thường nào (sốt, nôn ói, chóng mặt, đau tức ngực, khó thở…)
Hầu hết trẻ sinh non sẽ phát triển bình thường, nhưng chúng có nguy cơ mắc các vấn đề về phát triển cao hơn vì vậy sẽ cần kiểm tra sức khỏe và sự phát triển thường xuyên tại bệnh viện hoặc với bác sĩ nhi khoa